15 tháng 1, 2010

Cảm xạ học trên làn sóng phát thanh đài Tiếng nói Việt Nam

Radio chương trình Khoa học và Công nghệ
Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV)




(VOV - Tháng 5/2003) Thưa Quý vị và các bạn, trên thế giới và nước ta hiện nay, phát triển môn năng lượng cảm xạ. Theo các nhà cảm xạ học, đây là môn khoa học có từ hàng ngàn năm trước đây. Người Ai Cập, người Trung Quốc đã biết ứng dụng cảm xạ trong đời sống để tìm nguồn nước, khoáng sản, kim loại quý bằng cách sử dụng các công cụ thô sơ như nhánh cây chĩa 3, hình chữ Y, đôi đũa chữ L, quả lắc hình giọt nước ..v.v...Lúc đó chưa tìm ra cơ sở khoa học để giải thích nên nhiều người cho là huyền bí huyễn hoặc. Cách đây vài trăm năm, cảm xạ đã trở thành một khoa học được nghiên cứu nhiều ở châu Âu. Ở Việt nam thì cảm xạ còn rất mới mẻ. Vậy mà đã có người nhân danh cảm xạ học đi lừa dối những người nhẹ dạ cả tin, lừa dối ngay cả cơ quan khoa học. Vậy cảm xạ học là gì? Ứng dụng của nó với đời sống xã hội Việt Nam và trên thế giới thế nào? Hiện nay khoa học đã công nhận đến đâu ..v.v...

Thưa Quý vị và các bạn, theo quan niệm của cảm xạ học, hàng ngày con người chịu nhiều tác động của xung quanh và vũ trụ làm mất cân bằng âm dương, sinh ra đau yếu bệnh tật. Cảm xạ học sẽ giúp con người khai thác năng lượng phong phú có sẵn của mình để tự cân bằng cơ thể, đẩy lùi bệnh tật, tạo lập cuộc sống lạc quan yêu đời cho mỗi người. Chính vậy, cảm xạ học là môn khoa học thực hành, nó giúp dựa trên nền tảng lý thuyết và thực hành của nhiều bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học nhân văn khác. Cảm xạ học được đưa vào Việt Nam từ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 do ông Hoàng Kim Sơn – nhà cảm xạ học đầu tiên nhưng chưa phổ biến rộng rãi mà chủ yếu mới ở các tỉnh phía Nam. Năm 1997, bác sỹ Đông y Dư Quang Châu – sau khi tốt nghiệp nghiên cứu sinh về Y – Năng lượng ở Trung tâm năng lượng Monaco đã phát triển môn năng lượng cảm xạ ra miền Bắc. Để đánh giá tính khoa học, tính thực tiễn dựa trên cơ sở khoa học của môn năng lượng cảm xạ học, năm 1998, Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng xây dựng đề tài “Nghiên cứu ứng dụng năng lượng cảm xạ học” – mã số 812 UIA - đề tài cấp Liên hiệp do bác sỹ Đông Y Dư Quang Châu là chủ nhiệm. Sau 5 năm nghiên cứu, ngày 18 tháng 4 vừa qua, Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng tổ chức tổng kết 5 năm nghiên cứu ứng dụng năng lượng cảm xạ.  Ông Dư Quang Châu giới thiệu mục tiêu của đề tài: "Chúng tôi chỉ khuyến khích nhiều người luyện tập để tự lo sức khoẻ cho mình, để điều chỉnh cho mình, chứ không có chủ trương cho bất cứ một người nào đi khám bệnh"

Với mục tiêu giúp con người tự nâng cao nội lực, đẩy lùi bệnh tật, đề tài Nghiên cứu ứng dụng năng lượng cảm xạ khu vực phía Bắc đã thu hút hơn chục ngàn học viên cảm xạ tham gia. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Dũng – phó tổng giám đốc 'Liên hiệp khoa học công nghệ Tin học ứng dụng' đánh giá: "Trong 5 năm vừa qua, với thời gian không lớn, không dài, tôi thấy rằng, sự phát triển của phương pháp đã khẳng định được tính ưu việt cũng như đã khẳng định được tính khoa học của phương pháp, cho đến ngày hôm nay đã đặt một nền móng hết sức chắc chắn và phát triển từng bước đưa bộ môn cảm xạ năng lượng học ứng dụng vào đời sống và thực sự đóng góp trí tuệ công sức của mình trong sức khoẻ cộng đồng cũng như trong các nền khoa học cổ truyền kết hợp với hiện đại".

Trong số hàng vạn người tham gia các khoá học năng lượng cảm xạ, một số người đã có khả năng đặc biệt tự chữa bệnh cho mình, cho người thân và phục vụ cho chuyên môn. Bác Trần Văn Ngà nêu ứng dụng cảm xạ trong chữa bệnh của mình “Tôi có bệnh không khỏi được và người ta khuyên phải chung sống với bệnh đó thôi. Khi tôi luyện tập cảm xạ, lần lượt các bệnh tật lùi dần và sức khoẻ ngày khá lên rất nhiều. Tôi 18 năm đau đầu, không hiểu nguyên nhân tại sao, bây giờ đã khỏi hoàn toàn.”. Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Thanh Tùng – nguyên cán bộ giảng dạy trường đại học Nông nghiệp I dùng cảm xạ sau tập luyện có được để phát hiện sóng hại kiểm tra nhà đất nơi mình ở: “Hầu hết chúng ta ở thành phố đều là nhà cao tầng đối xứng và những công trình lớn điện cao thế,.. cho nên hầu hết các nhà chúng tôi đi kiểm tra đều bị âm khí, không bị tử khí. Chỉ số đo ban đầu đo thậm chí có phòng chỉ 3000-4000 thôi, ngột ngạt lắm. Chúng tôi chỉ cần đặt gương trước cửa là chỉ số Bovis lên 15000-16000 ngay.”

Bác Nguyễn Niệm – nguyên Bí thư tỉnh ủy Lai Châu đã tự chữa được bệnh cho mình sau khi  tập cảm xạ “Tôi học hơn 1 năm, qua học nhiều vấn đề. Tâm đắc nhất của tôi là rung động thư giãn, luyện tập này đưa lại kết quả tốt, da dẻ hồng hào, không mệt, làm dịu gân cốt dẻo dai, đẩy lùi lo âu, không suy nhược thần kinh, vô tư thoải mái, giúp lưu thông khí huyết, tập nhiều nhưng không đổ mồ hôi”.

Kiến trúc sư Lê Văn Lâm nêu cảm nghĩ khi tập cảm xạ: “Có một điều tôi tâm đắc nhất khi tập cảm xạ là sức khoẻ dẻo dai hơn, tập luyện cảm xạ không có gì khó nhưng lại cực kỳ khó. Khó ở chỗ là phải hướng nghị lực của anh vào đó, kiên trì, theo mong muốn của mình, phải chuyên cần thì cái đó rất là khó”.

Mỗi người có một mục đích khác nhau nhưng nhìn chung những người tham gia luyện tập cảm xạ đều tự điều hoà sức khỏe cho mình, nâng cao sức khoẻ, chống đỡ bệnh tật. Giáo sư Vũ Hoan, phó chủ tịch Liên hiệp các hiệp hội khoa học, cho biết “Những kết quả đạt được của cảm xạ chính là do có phương hướng hoạt động rõ ràng và khoa học. Đề tài đã đặt đầy đủ các mục tiêu và nội dung đề ra. Những kết quả đạt được trong cuộc sống mà các cảm xạ viên thực hiện đã cho thấy tính khoa học và tính thực tiễn của bộ môn năng lượng cảm xạ học. Thời gian sắp tới, chúng ta còn phải tiếp tục phổ biến, xây dựng, xây dựng được một tổ chức hợp lý và vững mạnh, nghiên cứu kết hợp môn năng lượng cảm xạ học với các ngành chuyên môn khác để thiết thực góp phần xây dựng môi trường phát triển bền vững của đất nước”.

Ứng dụng năng lượng cảm xạ giúp nâng cao sức khoẻ là rất tốt nhưng có người  đã lợi dụng việc tự điều chỉnh sức khoẻ để lừa gạt người không biết hoặc truyền bá mê tín dị đoan thì cần lên án. Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA là đơn vị đã từng kiểm chứng nhiều người có tự cho mình có khả năng phát ra năng lượng nhưng thực chất chỉ là sự lừa gạt. Vậy những người tham gia học cảm xạ cần phải làm gì để môn học không bị bôi nhọ.Ông Vũ Thế Khanh - Tổng giám đốc UIA góp ý cho bộ môn năng lượng cảm xạ: “Theo tôi, nếu không cẩn thận sẽ bị các cơ quan khác phản bác ngay khi thống kê chúng ta chưa đủ lớn thì chúng ta phải tập xem nó được chính xác bao nhiêu % đã và hàng năm chúng ta phải làm việc đó. Hiện nay mới là đề tài nghiên cứu, chương trình nghiên cứu thôi, có thể nghiệm thu phần nghiên cứu này thì chúng ta có thể nghiệm thu được vì tài liệu nhiều, sách vở dụng cụ nhiều nhưng phần ứng dụng thì tất cả các bài toán ứng dụng đưa ra, hầu như chưa bài toán nào đủ xác suất vậy thì chúng ta phải xác định lại. Khi nghiệm thu phần ứng dụng chúng ta mới chỉ nói đây là phần cá biệt mà cá biệt thì không thể nói lên một tính xác suất cao. Chúng ta phải tự hào là chúng ta là những người nghiên cứu nghiêm chỉnh mà đã nghiêm chỉnh thì không cho phép ai lọt vào một tà niệm ở trong đội ngũ của chúng ta. Tôi đề nghị các tổ, khi các anh tập có thể yếu, có thể khoẻ, có thể đúng, có thể sai, chúng ta vô tư ghi nhận, nhưng nghiêm cấm các hiện tượng lợi dụng các hiện tượng cảm xạ này để hành nghề bất chính”.

Thưa quý vị và các bạn, để giúp các bạn hiểu rõ cơ sở khoa học của môn năng lượng cảm xạ và ứng dụng của nó vào cuộc sống, phóng viên đài Tiếng nói Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Dư Quang Châu - Chủ nhiệm đề tài Năng lượng cảm xạ.

PV: Thưa anh, được biết anh đã đi học lớp cảm xạ ở Monaco về. Anh cho biết là cơ sở khoa học của môn năng lượng cảm xạ này là gì?

DQC: Thực sự mà nói cảm xạ học mà chúng tôi đang thực hiện nằm trong nền tảng của y về năng lượng (medicine energytique)...cho rằng cơ thể chúng ta phát sóng được, phát sóng được thì nhận sóng được. Ông Rocas tìm ra trên cơ thể chúng ta có nhiều hạt từ tính. Những hạt từ tính đó giúp cơ thể mình nhạy cảm hơn. Phương pháp luyện tập cảm xạ giúp những người học cảm xạ càng ngày càng nhạy cảm hơn và cảm nhận sự việc rõ ràng hơn.

PV: Cảm xạ giúp cho người ta phát huy năng lượng trong cơ thể mình, giúp tự cân bằng trong cơ thể mình?

DQC: Đúng, Cảm xạ học có môn gọi là Rung Động thư giãn (Relaxation Dynamic). Phương pháp luyện tập đó làm cân bằng hệ thần kinh thực vật của mình, làm cơ thể mình cân bằng, điều chỉnh cơ thể mình để tránh bệnh tật.

PV: Tôi biết là hiện nay, đề tài nghiên cứu do ông làm chủ nhiệm đang có hàng chục ngàn người tham gia. Như thế có nghĩa là ai cũng có thể cảm xạ được?

DQC: Nếu nói rằng ai cũng có khả năng cảm xạ là hơi vô lý. Những người luyện tập cảm xạ được thì họ trở nên nhạy cảm hơn, họ cảm thấy khoẻ mạnh hơn, lạc quan yêu đời hơn. Những người thực sự có khả năng thì hiếm.

PV: Trong hàng chục nghìn người có khi giỏi lắm chỉ tìm được 1-2 người là có thể có khả năng cảm xạ?

DQC: Hoàn toàn chính xác. Trong số những người học cảm xạ từ trước tới nay, chúng tôi thấy rõ ràng nhất là sức khỏe. Đối tượng học chủ yếu là người lớn tuổi, cho nên rõ ràng nhất là sức khỏe. Còn làm được những gì đặc biệt hơn thì chúng tôi đến nay vẫn chưa thấy.

PV: Hiện nay, có một số người nhân danh cảm xạ viên và đã đi chữa bệnh, tìm mộ hoặc làm gì đó cho người khác. Theo ông, như thế có đúng không?

DQC: Cái đó hoàn toàn sai. Trong tiêu chí hướng dẫn cho anh em cảm xạ học, thứ nhất tăng cường sức khỏe mình, nếu có biết thêm thì cũng chỉ giúp cho cơ thể mình, giúp cho người thân của mình và giúp cho thân tộc mình, không được đem ra chẩn đoán khám bệnh hoặc làm gì đó ngoài khả năng của bộ môn này.

PV: tôi hiểu là đi học cảm xạ để nâng cao sức khoẻ của bản thân và cùng lắm là giúp người thân trong gia đình.

DQC: Cảm xạ không chủ trương đi cứu nhân độ thế.

Cảm ơn ông!

(Nguồn: VOV- bạn Minh Điền đánh máy lại từ tập tin âm thanh MP3 bên dưới)

--------------------------------
Mời các bạn nghe phần âm thanh tại đây:

»»  đọc tiếp

2 tháng 1, 2010

Thông báo về việc ông Kim Hoàng Sơn qua đời

Cảm xạ vốn đã tồn tại hàng bao nhiêu thế kỷ nay và nó cũng sẽ mãi mãi tồn tại. Nhưng đã làm khoa học thì không thể không có nguồn gốc lịch sử. Cảm học Việt Nam có những bước tiến khá ấn tượng bắt đầu từ năm 1972 qua một sự kiện gắn liền với một cái tên "Kim Hoàng Sơn". Vì vậy khi nói đến Cảm xạ học Việt Nam mà không nhắc đến Kim Hoàng Sơn là thật một điều thiếu xót vô cùng. Ông là người đầu tiên và là người có công lớn đã phổ biến chính thức môn Cảm xạ học đầu tiên ở Việt Nam.

Thật buồn thay, ông đã thuận thế vô thường vĩnh biệt cõi hồng trần vào ngày 18 tháng 12, 2009 (3 tháng 11 năm Kỷ Sửu) tại San Diego, California – Hoa Kỳ, Hưởng thọ 87 tuổi.

Sau đây là email của ông Võ Tá Hân là trưởng nam của ông Võ Sum (Kim Hoàng Sơn) gửi đến Thành viên Cảm xạ học Việt Nam:



Tôi xin thay mặt thành viên ban quản trị diễn đàn Cảm xạ học Việt Nam chia buồn cùng gia đình ông.

-PKD
»»  đọc tiếp