6 tháng 9, 2009

Âm nhạc trị liệu


Nguồn: Sức sống mới, ngày 4/9/2009

Âm nhạc không chỉ có tác dụng thư giãn mà khả năng ảnh hưởng của những giai điệu còn hết sức diệu kỳ. Từ lâu, người ta đã nghiên cứu và nhận thấy tác động rất lớn của âm nhạc đối với thực vật, động vật và sức khỏe con người.

Khi còn ở Pháp, GS.TS Trần Văn Khê - bậc thầy về nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc truyền thống - đã có dịp tìm hiểu về âm nhạc trị liệu. Ông cho biết: Nếu người ta đặt 2 chậu bông trong 2 phòng có cùng 1 độ sáng, một phòng để nhạc cổ điển, 1 phòng để nhạc kích động. Sau 24 giờ, họ thấy chậu hoa bên phòng có nhạc cổ điển thì lá vẫn xanh, hoa vẫn tươi tốt, trong khi chậu hoa phòng có nhạc kích động thì lá héo đi, hoa rụng xuống.

Hay trong 1 trại nuôi bò sữa, người ta thí nghiệm cho con bò nghe nhạc kích động, sữa nó tự nhiên cạn đi, trong khi cho nghe nhạc cổ điển, nhất là nhạc Bach đàn trên organ, con bò lại cho sữa rất nhiều. Ở vùng Kobe Nhật Bản, thịt bò Kobe rất ngon vì những con bò này được chăm sóc bằng chế độ đặc biệt, trong đó có âm nhạc.

Bác sĩ khám cho những nhạc sĩ nhận thấy rằng, những nhạc sĩ chơi đàn trong dàn nhạc cổ điển, khi về già có từ 5-6% người hơi bị loạn. Những nhạc sĩ chơi trong dàn nhạc nửa cổ điễn nửa nhạc kích động, khi về già có hơn 10% bị loạn. Còn những nhạc sĩ chơi nhạc kích động, khi về già có hơn 40% bị điếc và loạn.

Cũng như GS.TS Trần Văn Khuê, nhà cảm xạ học, bác sĩ Dư Quang Châu cũng là người rất yêu âm nhạc. Khi học ở Pháp, ông thấy có những nghiên cứu, ứng dụng rất hay trong lĩnh vực âm nhạc trị liệu nên quyết định tìm hiểu, nghiên cứu và đem về nước ứng dụng.

Ông chia sẻ thêm: Nhạc trị liệu có đặc thù riêng, tùy thuộc vào mục đích ứng dụng. Nhạc không lời dùng để giảm stress, giảm đau...Nhạc có lời dùng đặc trị một số trường hợp như mất ngủ, khôi phục trí nhớ... Ví dụ như nhạc Chầu Văn kích thích năng lực hoạt động, tạo hưng phấn về tinh thần nên có bệnh nhân tai biến, nghe nhạc đã tập luyện, đi lại được. Nhạc Cồng Chiêng lại có đặc điểm tạo hiệu ứng tham gia sinh hoạt cộng đồng, nhảy múa ở phần dưới chân nhiều hơn, nhạc Trịnh dùng vào trị liệu thư giãn, giảm căng thẳng...

Nhạc trị liệu có thể áp dụng cho những người bị stress, trầm cảm, bi quan, đối tượng lao động trí óc căng thẳng, một số trường hợp mắc bệnh mất ngủ, tai biến cần hồi phục chức năng...

Vài nghiên cứu mới đây còn tìm ra sự liên hệ giữa tiết tấu, điệu thức âm nhạc với các hoạt động của người tiếp nhận. Nhạc trị liệu không chỉ là nghe nhạc mà còn là tham dự các sinh hoạt liên quan tới âm nhạc, mọi người đều có thể tận hưởng các lợi điểm của nhạc miễn là để toàn thân rung động, hòa nhịp theo tiếng hát lời ca. Khi nghe nhạc, kết hợp với các hoạt động hoặc tập luyện, bạn có thể giải tỏa cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần cân bằng.

Với những ai không có điều kiện đến các trung tâm trị liệu, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện bằng việc tham khảo sách, báo, website...hoặc tham vấn từ trung tâm trị liệu để tự thực hiện vì thực ra, âm nhạc là thứ tiềm ẩn sẵn có trong mỗi chúng ta. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản nhưng lại hữu dụng, bổ ích.

Mời các bạn xem chương trình Sức Sống Mới chủ đề "Âm Nhạc Trị Liệu":


Phần 1


Phần 2
»»  đọc tiếp

4 tháng 9, 2009

Cảm xạ nhớ..

Nguồn: Diễn đàn K52, ngày 3/9/2009

 K52 tại cây Sến thiên

Thơ này đâu phải thi nhân
Vì yêu cảm xạ gieo vần đấy thôi!
Xa thầy, bạn dạ bồi hồi..
Nhớ lên Tà cú, nhớ đồi Sến thiêng
Nhớ khi rung động ngã nghiêng
Nhớ khi cả lớp ngồi thiền A.. UM
Yêu sao, cảm xạ vô cùng
Cả môn tiết thực, bảy vùng yêu thương
Quên đi cám dỗ thị trường
Quên đi cơm thịt bên đường bày ra
Mục tiêu ta đến Khe gà
Sau kỳ tiết thực lấy đà ra quân
Thần kỳ sức sống mùa xuân
Đoàn quân cảm xạ xuất thần đi xa
Kể chi Tà cú Khe gà
Lên non xuống biển vẫn là như không
Xa rồi bạn có nhớ hông?
Đoàn quân cảm xạ thành công tuyệt vời!
Bây giờ thầy, bạn mỗi nơi..
Diễn đàn cảm xạ nhắn lời thuỷ chung.

Hn khánhhoà 3/9/2009

K52 đang lên non..

----------------------------------------
Hoangphuc7809 họa tiếp:

Thơ anh đúng thật thi nhân
Ý vàng, lời ngọc gieo vần thật hay
Xa thầy, bạn – nhớ những ngày
Gia đình Cảm xạ sum vầy thật vui

Ý thơ đầy những bồi hồi
Nhớ bao kỷ niệm, bao người bạn thân
Nay dù cách biệt chẳng gần
Nhớ nhau ta gửi mấy vần thơ vui...
»»  đọc tiếp

1 tháng 9, 2009

NÂNG KHÍ VÀ RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN (CƠ BẢN)

Nguồn: Diễn đàn - Góc giao lưu chung, tranngthanh

Do có nhiều người chưa biết cách cũng như chưa tường tận lắm về môn học này nên tranngthanh cố công biên soạn lại phần lý thuyết của thầy để mọi người có thể hiểu những gì cơ bản nhất. Có thể từ đó vận dụng vào thực tiễn, chỉ cần dựa vào đây các bạn có thể vận khí theo màu và RĐTG dễ dàng ... nhưng cũng đừng quên nắm vững chân khí, thuyết lý học của cảm xạ học thì mới có thể am hiểu tường tận được.

Năng lượng cơ thể

- Trên mỗi người đều có một dạng năng lượng định hình riêng. Và nguồn năng lượng này có thể nhiều hay ít, định dạng như thế nào thì đều tùy theo ngữ cảnh tác động lên nó. Giống như người tập thể dục thể thao hằng ngày thì khả năng phát năng lượng mạnh hơn người bình thường vậy ! Tuy nhiên năng lực tìm ẩn bẩm sinh trong mỗi người lại có sự phân biệt rất nhiều (đặc điểm này do thiên phú) Với nguồn năng lực dồi dào chúng ta có thể tự chữa bệnh cho chính mình và người khác, gia tăng sức mạnh, nâng cao sức mạnh tinh thần...v.v



- Có nhiều cách để nâng cao năng lượng này trong cơ thể chúng ta. Và nâng khí theo màu và rung động thư giãn (RĐTG) là hai con đường cơ bản tập luyện gắn bó lâu dài với mỗi cảm xạ viên.

Nâng khí theo màu

- Khi ta tập trung ý thức (giống như vận công lực vậy) dồn sức mạnh tinh thần vào tay để phát ra sức mạnh thì nguồn sáng năng lượng ở vùng tay đấy có màu xanh lá cây. Hoặc khi ta tập trung sức mạnh, năng lượng trên thái dương thì ánh sáng năng lượng phát ra có màu xanh dương. (Đây là cơ sở dữ liệu nghiên cứu chụp ảnh năng lượng ở Nga và nghiên cứu y năng lượng hơn 1000 năm nên không thể phản bác được đâu)

- Do đó nếu ta tập trung tinh thần, nâng khí lên từng vùng năng lượng trên cơ thể, rồi thư giãn nghĩ về màu sắc khu vực đó trong tâm thức thì hiệu quả năng lượng phát ra mạnh hơn rất nhiều. Và trên cơ thể chúng ta có 7 khu vực màu sắc chính, quá trình thư giãn tinh thần, tâm thức tập trung năng lượng theo màu sắc đến từng phân vùng trên cơ thể này gọi NÂNG KHÍ.

- Khí năng lượng có thể thất thoát theo thời gian và vượt sự kiểm soát của ta. Quá trình nâng khí là kích thích, khơi mở các nguồn năng lượng trên cơ thể... giúp chúng ta kiểm soát năng lượng, gia tăng sức mạnh tinh thần (có thể hiểu giống như luyện tập nội công trong kiếm hiệp vậy)

Khu vực màu năng lượng trên cơ thể



Mỗi khu vực trên cơ thể có nguồn vận động năng lượng theo từng màu sắc riêng. Và trên mỗi khu vực năng lượng cũng quyết định đến cá tính, khả năng tư duy, cảm quan xã hội ở từng người. Ví dụ những người năng lượng vùng màu tím yếu thì khả năng ăn nói, phát ngôn khó thuyết phục người khác. Tuy nhiên khi luyện tập cũng đừng nên quá chú trọng đến một màu, nâng khí thì yêu cầu có sự đồng bộ cho các màu sắc năng lượng.

VD: Khi khởi động nâng khí cho màu đỏ, bạn nên thư giãn tinh thần. Thở nhẹ nhàng, cảm giác như không khí lúc này là nguồn năng lượng đang chạy trên cơ thể bạn. Nguồn sống năng lượng này chạy đều khắp cơ thể, và lan tỏa nuôi dưỡng tinh thần bạn... Sau đó, ý thức từ từ màu sắc của năng lượng đấy ứng với màu đỏ, lan tỏa khắp cơ thể rồi tập trung lại phía khu vực cơ quan sinh dục.



- Cảm giác đó nên thả lỏng và thư thái trong vài phút. Và tiếp tục đến màu vàng... tập trung khí năng lượng đang chuyển dần từ màu đỏ sang vàng, lan khắp cơ thể rồi chạy về phía giữa bụng. Rồi sau đó tiếp tục là màu vàng, màu xanh ... cho đến hết màu chàm.

Luyện tập này tưởng chừng như ít tác dụng nhưng kết quả rất bất ngờ. Chỉ cần thử luyện tập đôi lần, các bạn sẽ tự mình dần dần thấy tâm tư thay đổi, giác ngộ mở mang thêm rất nhiều.
»»  đọc tiếp

Các câu hỏi thường gặp khi RĐTG

1. RĐTG vào thời gian nào là hiệu quả nhất?

Thời gian nào bạn rảnh rỗi là được. Nhưng tốt nhất là khi bạn có tinh thần thoải mái, đầu óc thư giãn, và cơ thể nhẹ nhàng (tránh ăn quá no, khó cử động cơ thể nhịp nhàng được). Cố gắng tập mỗi ngày để cảm xúc vô thức không bị lãng quên.

2. Không cần khởi động vẫn RĐTG, cảm giác rất nhẹ nhàng thoải mái nên mình vẫn để tự nhiên xem bao giờ chấm dứt?

Khi không cần khởi động vẫn RĐTG được thì đó là do cơ thể vô thức đã trở nên rất nhạy bén. Một chút cảm giác thư thái, thăng hoa cảm xúc cũng khiến chúng ta muốn nhảy múa, hòa nhịp với không gian. Tương tự khi tâm thức ta tiếp xúc với một điệu nhạc, tự động huýt sáo hay rung chân theo tiếng nhạc đấy thôi. Còn bao giờ chấm dứt àh... khi nào chúng ta thở không nổi, chân tay hết sức lực thì cơ thể mới ngưng thôi. Chưa ra lệnh dừng thì cơ thể mãi RĐTG mà (đi vũ trường khỏi uống thuốc lắc)

3. Chưa khởi động RĐTG theo màu khu vực, không đo sóng để rung động vậy có chính xác không ?

Khởi động tâm thức theo màu, đo sóng vùng năng lượng để khởi động là phương cách dành cho người mới (newbie) thôi. Chúng ta khởi động RĐTG theo màu khu vực cơ thể là để cảnh tỉnh vô thức phần năng lượng màu nào thì cần rung động khu vực cơ thể đó. Giống như yêu cầu khi RĐTG vùng năng lượng màu vàng thì phần eo bụng là khu vực rung chủ yếu vậy.
Sau khi vô thức, chúng ta cứ hình dung về màu sắc năng lượng cần tập. Yêu cầu cơ thể hãy tập trung RĐTG theo màu khu vực như ý thì sẽ toại nguyện. Chứ không nhất thiết phải đo sóng khu vực. Vì lúc này vô thức của ta cũng đã đã hiểu rõ tầng năng lượng ở trên cơ thể hết rồi.

4. Khi RĐTG, mình hay tự động di chuyển hay có biểu hiện rất lạ như bay, chạy, múa, lăn lết, khóc cười ...

Loại trừ lần RĐTG đầu tiên, cơ thể chúng ta thường có bộc phát bất ngờ... giống như đứa trẻ bị giam giữ trong nôi suốt thời gian dài. Mình chỉ sẽ nói về những RĐTG theo tầng màu khu vực trước vậy!
Khi chúng ta RĐTG theo màu sắc khu vực cần đả thông kinh mạch. Cơ thể vô thức đáng lý chỉ cử động vùng màu sắc đó là chủ yếu. Nếu như có những biểu hiện khác ... thường thì có những lí do sau:
1-Cơ thể vùng màu đó đã đả thông xong nên khi xong nhiệm vụ rồi. Cơ thể sẽ nhảy múa. Và đã nhảy múa rồi mà không có mệnh lệnh gì mới thì còn lâu mới dừng lại nhé!
2-Khu vực vùng năng lượng đó có bệnh, những chuyện động như vậy là do năng lượng chạy len lỏi trên cơ thể, cơ thể xoay chuyển là do sự tương tác năng lượng với cơ bắp.
3-Sự tương khắc giữa vô thức và ý thức. Chúng ta chưa có sự phối hợp đồng bộ. Có khi cơ thể chỉ nhảy lên đôi chút... chúng ta lại chủ quan, tâm thức lúc này lại không tập trung về khu vực vùng năng lượng mà chỉ suy nghỉ, quan sát hành vi chính mình thì khó tập luyện lắm.
4-RĐTG là một cá thể riêng chưa đồng nhất với ý thức chúng ta. Nên tập dần khả năng ra lệnh. Nếu không RĐTG sẽ luôn giữ thái độ nhảy nhót lung tung, giống như chúng ta dung dưỡng một đứa trẻ mà lại không có thái độ răn đe vậy.

5. Mỗi lần mình RĐTG hay bị nhức đầu chóng mặt

Cái này là vấn đề chung của mỗi người. Khi chúng ta RĐTG thành công rồi... thì lúc này nên có một sự ủng hộ trong tâm thức đối với RĐTG (xem nó như một người bạn, một cái tôi thứ hai của chúng ta). Mở đôi mắt ra, ủng hộ theo RĐTG... tay múa quyền thì gia tăng thêm sức lực cho cơ thể múa đẹp hơn. Chân nhảy thì tăng thêm lực bàn chân để cơ thể cử động thoải mái hơn. Đầu xoay đến chóng mặt thì cứ cho xoay (nhưng gắn thêm suy nghĩ chủ quan, ý thức kiểm soát chính mình để có thể hiểu được quan sát xung quanh tránh bị say sóng). Nên nghiên cứu sách báo về nhảy múa, quyền pháp (nhất là các vũ điệu theo nhịp như balê, wushu, nhảy hiện đại) Thường thì sau bài học về vũ điệu nhảy múa thần quyền, múa dân gian thì cơ thể RĐTG có bài bản rất đẹp.

6. Tại sao mình RĐTG chỉ thường cử động ở vùng chân hay bụng, xoay tại chỗ chứ không thôi?

Do cơ thể chưa có sự đánh thức rung động đúng cách đấy mà. Đôi khi do tự kỷ ám thị, sợ chính mình sẽ múa may quá dễ đánh mất hình tượng nghiêm túc. Giống như cơ thể vô thức hiểu rằng chỉ được quyền xoay chuyển phần bụng thôi vậy. Có rất nhiều người bị hội chứng này. Thường là tập trung ở những người lớn tuổi.
Tốt nhất là phải khởi động múa tự nhiên do mình làm chủ trước. Xoay chuyển các cơ khớp, múa nhẹ nhàng tất cả các khu vực màu nào mình thấy là cần thiết. Tứ chi, ngũ quan đều xoay chuyển thì càng tốt. Sau đó khởi động RĐTG toàn khu vực cơ thể thì mới đạt. Chừng nào khởi động được lay chuyển cả cơ thể thì mới gọi là thức tỉnh thực sự ... chứ múa sương sương, quay sơ sơ thì chưa là nghĩa lý gì đâu.

7. Tại sao RĐTG của mình cứ vô thức là nằm bò ra không chịu làm gì hết?

Nghiêm khắc ra lệnh, lúc này nó sẽ nghe thôi mà. Nhưng mà nên hòa đồng với cơ thể vô thức, tại sao lại nằm xuống... nằm do mệt hay do có triệu chứng bệnh. Còn nếu nằm do thích thì yêu cầu ngưng ngay... Nằm mà lại còn giãy đành đạch người ta tưởng cá cho vào chảo 95 HÀM TỬ đem chiên thì khổ.


8. Tư thế RĐTG và chuyển từ vùng năng lượng theo màu (đỏ, vàng, cam ...) khoảng thời gian bao lâu ?

- Với những người mới tập RĐTG, nên sử dụng con lắc để đánh giá mức độ đả thông kinh mạch theo vùng tập; nghĩa là vùng nào tập đủ rồi thì con lắc quay thuận, vùng khí màu nào chưa khai mở thì quay ngược. Lúc đó chúng ta khởi động tư thế RĐTG, trong ý thức mang tâm niệm là "đả thông kinh mạch vùng nặng lượng màu xxxx". Cứ hình dung không khí xung quanh, môi trường mình đang đứng có màu sắc tương ứng với màu năng lượng mình đang tập là được. Khi nào con lắc cho chúng ta biết khu vực nào xong rồi thì chúng ta hãy chuyển đổi quy ước thầm sang màu khác. Thời gian bao lâu thì còn tùy rất nhiều điểm. Tính sơ sơ thì với những người mới tập thì có khi cả ngày hoặc cả tuần. Nhưng với những cao thủ đặc cấp thì 20-30 phút là chuyện thường.

9. Có khẩu lệnh khi bắt đầu tập và khi kêt thúc không, muốn dừng giữa buổi tập cũng có khẩu lênh gì ?

-Quy ước thầm chính là mệnh lệnh của ý thức của chúng ta đến RĐTG, cứ ra mệnh lệnh trong tiềm thức rằng "HÃY NGỪNG LẠI" là được. Đôi khi cơ thể hưng phấn quá, những chuyển động quá mạnh cũng khó có thể cưỡng lại được, đến lúc này chúng ta phải sử dụng mệnh lệnh từ miệng hoặc tâm thức với quyết tâm cao hơn (đừng quên là cơ thể chúng ta, ý thức làm chủ)

10. Những màu sắc ở hình ảnh trên có chính xác không ? Tại sao màu tím và màu chàm mình khó phân biệt được?

- Phân biệt màu sắc còn phụ thuộc rất nhiều về quan điểm thẩm định màu của mỗi người. Bảng màu ở trên là do mình nghiêng cứu các hệ phân màu các trường phái yoga, phật giáo vẽ sẵn ra nên cũng khá chính xác. Riêng màu tím thì mình sử dụng màu tím nghiêng theo xanh đen. Theo khách quan mà nói... ở các môn y thuật khác, đều sử dụng màu riêng chứ không đồng bộ (nhất là 3 màu : xanh, tím, chàm). Nên nói về độ cân bằng cho ra một bảng màu duy nhất thì hơi khó. Nhưng bản màu trên khá chính xác rồi nên các bạn cứ yên tâm mà nuốt nha.

11. Có phải các vùng mầu sắc chính của cơ thể chính là các vùng luân xa nằm trên cơ thểchúng ta đúng không a?

Việc nâng khí khi nghĩ đến các vùng màu sắc trên cơ thể chúng ta chính xác là dòng năng lượng tập trung về các điểm luân xa. Những huyệt mạch này giống như các cánh cửa để thu và nhận năng lượng, và các bước luyện tập của chúng ta là gia tăng nguồn năng lượng bằng cách khai mở các điểm luân xa đó mà.

12. Nếu các luân xa chưa được kích hoạt (hay độ mở ít) thì chúng ta có tập được?

Hoàn toàn có thể được. Tuy nhiên, như cách nói ở trên. Luân xa là cánh cửa thu nhận năng lượng, giao cảm với không gian... và bên ngoài cũng có những luồng khí tốt, khí xấu, tâm ma, khi chúng ta cứ mở tung cánh cửa ra thì rất dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng khí đó.

Tự cơ thể chúng ta khi tập luyện rung động thư giãn và nâng khí theo màu, là nâng cao khả năng tương hợp với các điểm luân xa. Tự cơ thể chúng ta sẽ biết khi nào đóng mở luân xa lúc cần thiết.

13. Ko biết tích khí vào các luân xa thì có vấn đề gì không anh nhỉ?

Không có vấn đề gì hết. Nói một cách đơn giản thì tích khí về luân xa giống như nâng khí theo màu mà thôi.

Chuyện tập mở luân xa để đưa ra công năng đặc biệt lại là chuyện khác àh nha. Đối với năng lực của mỗi người, khi năng lượng tiến đến một bước giới hạn nào đó... thì năng lực sẽ có sự khai mở. Chuyện luyện tập, dù chúng ta có mở hết 100% luân xa ra thì nó vẫn chỉ là một cánh cửa để giao và thu nạp năng lượng, chứ không phải là để mở ra công năng đặc biệt đâu.

Tranngthanh

>> Xem thêm thảo luận tại Diễn đàn - Góc giao lưu chung
»»  đọc tiếp