16 tháng 12, 2009

Rung động uốn lượn cùng cảm xạ học


(Vietnamnet)Liên tiếp uốn éo, vật vã khóc lóc, rồi cười ha hả, hay bỗng dưng múa võ, hoặc leo cây như khỉ, ... khiến ai cũng có thể nghĩ đó là những hành động bất bình thường. Tuy nhiên đó lại là một phương pháp của những người tập luyện môn cảm xạ học....


Thực hiện: Thanh Hà - Xuân Huy - Thanh Bình
(Để tránh giựt hình khi xem, bạn bấm play rồi pause, làm việc khác.. 10 phút sau quay lại là ngon lành)

Nguồn: Vietnamnet (Thứ Tư, 16/12/2009)
»»  đọc tiếp

26 tháng 11, 2009

Lắng nghe chính mình



Người hành khất ngồi bên lề đường đã được hơn 30 năm. Một ngày nọ, một người khách lạ bước qua.

“ông có đồng tiền lẻ?” người hành khất bặm môi nói một cách máy móc, chậm chạp đưa chiếc mũ bong chày cũ kĩ .

Người khách lạ trả lời: "Tôi chẳng có gì cho ông hết” rồi lại hỏi: “ông đang ngồi lên cái gì thế?”

“Chẳng có gì, chỉ là một cái hộp cũ, tôi đã ngồi lên nó lâu lắm rồi”

“Đã bao giờ ông nhìn vào bên trong?”

“Không, có nghĩa lý gì cơ chứ, chẳng có gì trong đó hết.”

Người khách lạ cương quyết:

“Hãy thử mở và nhìn vào bên trong”. Người hành khất gượng ép mở chiếc hộp. Sửng sốt, không tin vào mắt mình, ông mừng rỡ nhìn thấy chiếc hộp chứa đầy vàng.

Tôi chính là người khách lạ chẳng có gì để cho bạn, tôi cũng là người nói với bạn là hãy nhìn vào bên trong. Không phải bên trong chiếc hộp như trong câu truyện ngụ ngôn trên, hãy nhìn vào thứ còn gần hơn nữa cơ: nhìn vào chính mình.

Tôi có thể nghe bạn trả lời: “nhưng tôi không phải là người hành khất”….

-PKD sưu tầm
từ một mẩu chuyện trong cuốn sách "The Power of NOW" (Eckhart Tolle)



One day a stranger walked by. "Spare some change?" mumbled the beggar, "I have nothing to give you," said the stranger. Then he asked: "What's that you're sitting on?" "Nothing," replied the beggar. "Just an old box. I've been sitting on it for as long as I can remember. "Ever look inside?," asked the stranger. "No," said the beggar. "What's the point, there's nothing in there." "Have a look inside," insisted the stranger. The beggar, reluctantly, managed to pry open the lid. With astonishment, disbelief, and elation, he saw that the box was filled with gold.

I am that stranger who has nothing to give you and who is telling you to look inside. Not inside any box, as in the parable, but somewhere even closer: inside yourself.

“but I am not a beggar”,  you would say so....

Eckhart Tolle, from "The Power of NOW"



Một bài thơ tiếng Anh khác cũng rất là cảm xạ, mời các bạn thưởng thức:

You just have to
Let Yourself go
find a way to
Lend Yourself to others
so that you can
Look inside Yourself
when Life gets tough
and Laugh at Yourself
while Learning to
Love Yourself
because you still have to
Live with Yourself

© DreamMatrix 2007
»»  đọc tiếp

21 tháng 11, 2009

Ngũ Hành Ngũ Tạng

Đây là phần tóm tắt về sự tương quan giữa Ngũ Hành và Ngũ Tạng trong Lớp Cảm Xạ C

Một trang này là nội dung học của tuần đầu tiên Lớp C. Là nền tảng rất cơ bản để chẩn đoán bệnh theo Đông Y cổ truyền.

Lúc mới học, chưa quen, tôi thấy hơi khó nhớ, nên mới làm ra trang giấy này tổng hợp lại để dán lên tường trong nhà, cũng như tại nơi làm việc để khi rãnh là ngó vô liền cho dể thuộc :-)

Nay tôi đã xin phép thầy cho vào thư viện chia sẽ với các bạn.

Bấm vào đây để download bản PDF

-PKD
»»  đọc tiếp

19 tháng 11, 2009

Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11-2009

Mừng ngày Nhà Giáo hôm nay
Tôn sư trọng đạo, dáng thầy trong ta
Thầy cô sánh với mẹ ba
Sinh thành – dưỡng dục giao hòa với nhau

***

Người xưa khuyên tận mai sau
Ca dao đọng lại từng câu sớm chiều
“Muốn sang thì bắc cầu kiều”
Nên người, hãy trọng, mến yêu quý thầy

***

Dòng đời xuôi ngược bóng mây
Trong tâm ngời sáng, người thầy yêu thương
Như là ánh đuốc soi đường
Thầy cô, ba mẹ tấm gương diệu kỳ.

hnkhahoa
Tháng 11 năm 2009


Nhân tiện, xin giới thiệu với các bạn tập ảnh thầy chụp tại bãi biển Long Beach, Cali, trong chuyến du hành chuyên chở Cảm xạ học Việt Nam đến Mỹ tháng 5/2009 vừa rồi.

Mời các bạn thưởng thức và cảm nhận...


Cánh chim không mỏi

(viết lời bình: bạn nhỏ-bé)
»»  đọc tiếp

14 tháng 11, 2009

Áp dụng Kinh Dịch trong đời sống


Theo cuốn sách "Kinh Dịch và Năng Lượng Cảm Xạ Học" của thầy có mô tả nhiều cách để lấy quẻ dịch, thầy đã dạy cho chúng ta cách đơn giản  nhất. Nhưng đối với người mới học như tôi, phải mất thời gian làm quen và thực hành lật trang này trang kia, tính toán Quẻ hỗ, Quẻ biến, có khi lại bị nhầm. Để tiện dụng tôi viết chương trình nhỏ này vừa để dùng cho mình, vừa tặng cho Thư viện CXH, giúp các bạn yêu cảm xạ khắp nơi tiết kiệm thời gian tra cứu mà lại có tính chính xác cao, khỏi sợ nhầm :-).

+ Cập  nhật ngày 7/1/2009: Chương trình đã hoàn thành và đã có thể sử dụng được ngay form bên dưới, hoặc trên mobile nếu bạn có GPRS hoặc Wifi, 3G,.. sử dụng đường link sau: www.camxahoc.vn/kd

-PKD

»»  đọc tiếp

6 tháng 11, 2009

Thơ về Ngũ du huyệt - Lục Phủ Ngũ Tạng



TỲ THỔ
Ẩn Bạch, tỳ mộc ở đâu
Huyệt nằm ở cạnh gần đầu ngón chân
Đại Đô, tỳ hoả phân vân
Huyệt nằm lui lại một phần lên trên
Thái Bạch, tỳ thổ nằm bên
Thương Khâu, là huyệt tỳ kim xa dần
Huyệt nằm phía trước cổ chân
Âm Lăng Tuyền, tỳ thuỷ có phần cách xa
Huyệt nằm dưới gối của ta
Tỳ Thổ, ngũ huyệt đúng là chẳng sai.


VỊ THỔ
Lệ Đoài vị kim của ai
Huyệt nằm cạnh sát phía ngoài ngón chân
Nội Đình vị thuỷ ở phần
Kẽ chân của bạn ở gần nơi nao
Hãm Cốc vị mộc chỗ nào
Huyệt nằm trên chỗ mu cao chân mình
Túc Tam lý vị thổ mình
Cổ chân bên phải thực tình đúng nơi
Giải khê vị hoả đứng chơi
Cổ chân phía trước đúng nơi huyệt mình
Ngũ huyệt vị thổ tường trình
Xin bạn hiểu rõ tận tình chẳng sai

PHẾ KIM
Thiếu thương phế mộc vãng lai
Cạnh đầu ngón cái thật tài khởi đi
Ngư Tế phế hoả một khi
Nằm trong ngón cái gần thì cổ tay
Thái Uyên phế thổ rất hay
Huyệt nằm ở tại cổ tay chỗ lằn
Kinh Cừ phế kim lăn tăn
Tiến lên 3 thốn tôi nằm đây chơi
Xích Trạch phế thuỷ tách rời
Nằm tại tay khuỷu đúng rồi phía trong
Đó là ngũ huyệt thong dong
Của phế kim huyệt ta mong thuộc đường

ĐẠI TRƯỜNG KIM
Đại trường kim khí Thương Dương
Nằm đầu ngón trỏ tình thương dạt dào
Nhị Gian đại trường thuỷ nào
Huyệt nằm ở cạnh đốt nào lóng 3
Tam Gian đại trường mộc là
Cạnh huyệt Hợp Cốc thật là chẳng sai
Gian Khê đại trường hoả ơi
ở cạnh tay cổ đúng nơi đấy mà
Khúc Trì đại trường thổ ta
ở tại tay khuỷu nằm ra phía ngoài
Đó là ngũ huyệt chẳng hoài
Đại trường kim huyệt chẳng sai chút nào


CAN MỘC
Đại Đôn can mộc đứng chào
Tại nơi móng cái phần nào phía trong
Hành Gian can hoả đang mong
Xin bạn tìm đến kẽ lòng ngón tay
Thái Xung can thổ khí, này
Trên mu chân đó chỗ này đúng không
Trung Phong can kim đứng trông
Huyệt nằm ở chỗ cổ chân đúng phần
Khúc Tuyền can thủy tần ngần
Huyệt nằm tại chỗ kheo chân đó mà
Ngũ huyệt can mộc của ta
Xin bạn nhớ lấy để mà hành chuyên

ĐỞM MỘC
Khiếu Âm đởm kim đã truyền
ở đầu ngón luyên thuyên làm gì
Hiệp khê đởm thủy một khi
Tiến lên một chút gần thì kẽ chân
Túc Lâm Khớp đởm mộc, gần
Chỉ cách 3 thốn tần ngần làm chi
Dương Phụ đởm hoả nói gì?
Rằng tôi ở tại trên thì cổ chân
Dương Lăng Tuyền đởm thổ gần
Dưới gối một chút phần chân phía ngoài
Ngũ huyệt đởm mộc chẳng sai
Xin bạn nhớ lấy miệt mài sớm hôm

TÂM HỎA
Thiếu Xung tâm mộc đứng bên
Cạnh đầu móng út tiến lên dần dần
Thiếu Phủ tâm hoả phân trần
Rằng tôi đứng ở cạnh gần Lao Cung
Thần Môn tâm thổ ung dung
Tôi nằm ở chỗ cạnh vùng cổ tay
Linh Đạo tâm kim rất hay
Nằm trên một chút cổ tay đó mà
Thiếu Hải tâm thủy đúng là
Tại nơi tay gập nằm đà phía trong
Ngũ huyệt ta nhớ trong lòng
Của tâm hoả khí ta mong thuộc bài

TIỂU TRƯỜNG HỎA
Thiếu Trạch tiểu trường kim ơi
Cạnh đầu móng út nằm chơi phía ngoài
Tiền Cốc tiểu trường thủy lai
Lóng 3 ngón út chẳng sai phía ngoài
Hậu Khê tiẻu trường mộc lai
ở cạnh Tiền Cốc xin ngài đứng im
Dương Cốc tiểu trường hoả, tìm
Tại khớp tay cổ nằm im đúng rồi
Tiểu Hải tiểu trường thổ ơi
Bạn nằm ở chỗ đúng rồi khuỷu tay
Ngũ huyệt tiểu trường hoả này
Ta phải học thuộc đợi ngày khả thi


TAM TIÊU HỎA
Quan Xung tam tiêu kim, gì
Cạnh đầu áp út tức thì đúng chưa
Dịch Môn tam tiêu thủy, thưa
Tôi ở tại chỗ khe vừa thốn tay
Trung Chữ tam tiêu mộc hay
Huyệt nằm tại chỗ trên tay mu bàn
Chi Câu tam tiêu hoả rằng:
Cách cổ tay 3 ngón tôi nằm phía trên
Thiên Tĩnh tam tiêu thổ, bền
Huyệt nằm phía dưới chỗ liền khuỷu tay
Ngũ huyệt tam tiêu hoả, này
Ta nên học thuộc đợi ngày hành chuyên

TÂM BÀO HỎA
Trung Xung tâm bào mộc khí truyền
Tại đầu ngón giữa nằm yên đúng rồi
Lao Cung tâm bào hoả ơi
Bàn tay ấm cúng là nơi huyệt nằm
Tâm bào thổ huyệt Đại Lăng
Huyệt nằm đúng giữa chỗ lằn cổ tay
Gian Sử tâm bào kim, hay
Cổ tay 4 thốn, giữa tay của mình
Khúc Trạch tâm bào thủy, trình
Huyệt nằm trên khuỷu tay mình phía trong
Ngũ huyệt tâm bào học xong
Ta phải ghi nhớ để mong có ngày

THẬN THỦY
Dũng Tuyền thận mộc rất hay
Huyệt nằm ở tận dưới ngay chân bàn
Nhiên Cốc thận hoả cạnh bên
Dưới mắt cá xuống vững bền đúng không
Thái Khê thận thổ đứng trông
Ngang mắt cá bạn phía trong chân mình
Phục Lưu thận kim huyệt, trình
Thái Khê ở dưới cách chừng vài phân
Âm Cốc thận thủy phân vân
Huyệt nằm dưới khớp gối chân của mình
Ngũ huyệt thận thủy thành hình
Ta nên nắm chắc để hành về sau


BÀNG QUANG THỦY
Chí Âm bàng quang kim, đâu
Huyệt nằm ở cạnh út đầu ngón chân
Thông Cốc bàng quang thủy, gần
Phía ngoài ngón út tần ngần đúng chưa
Thúc Cốt bàng quang mộc thưa
Tôi cách Thông Cốc cũng vừa thốn tay
Côn Lôn bàng quang hoả, này
Nằm ngang mắt cá, thốn tay phía ngoài
Uỷ Trung bàng quang thổ, ai
Huyệt nằm đúng giữa, khoeo ngoài phía sau
Ngũ huyệt bàng quang thủy, đâu
Ta phải học thuộc để sau làm đà

* * *
Lục phủ ngũ tạng đúng là
Ta phải học thuộc để mà hiểu sâu
Để mà chữa bệnh cho mau
Cho thân khoẻ mạnh đớn đau hết liền.

Dương Văn Tính
Học viên - Lớp Cảm xạ C sáng tác
7/2006

Nguồn: camxahoc.com.vn

>> Bấm vào đây download file PDF để in

-------------------------------------------------
- Ngũ tạng là năm bộ phận quan trọng trong vùng ngực và bụng của con người.
Ngũ tạng gồm: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.

Tâm là tim, Can là gan, Tỳ là lá lách, Phế là phổi, Thận là hai quả cật.

- Lục phủ là sáu bộ phận quan trọng trong vùng bụng của cơ thể con người.
Lục phủ gồm: Vị, Đởm, Tam tiêu, Bàng quang, Tiểu trường, Đại trường.

Vị là bao tử, đảm là mật, bàng quang là bọng đái, tiểu trường là ruột non, đại trường là ruột già. Tam tiêu là ba tiêu: thượng tiêu là miệng trên của bao tử, trung tiêu là khoảng giữa bao tử, hạ tiêu là miệng trên của bàng quang.
»»  đọc tiếp

17 tháng 10, 2009

Quà tặng sinh nhật Thầy

Hai bài thơ làm tại Huế (10/2009):

(1)
Từng giọt từng giọt trên mái hiên
Xào xạc chiếc lá rụng rơi thềm
Đôi bước chân đi là gót mỏi
Về đâu người hỡi thắm lại duyên.

(2)
Từng ngày từng ngày từng ngày qua
Tuổi thì chưa tới người đã qua
Nhạn bay chấp chới tìm đường lạc
Lối cũ đi về ta với ta.

(Tác giả: khách đường xa)

Ngắm ảnh thầy

Ngắm theo tấm ảnh của thầy
Miệt mài luyện tập, có ngày cơ duyên
Cảm xạ ngày một lớn lên
Khổ công, mang lại chí bền, tin yêu
“Muốn sang thì bắt cầu kiều”…
Luyện tâm trong sáng, kính yêu mến thầy
Với “THÂN - KHẨU –Ý”, từng ngày
Với đời, giữ trọn lời thầy đã khuyên.



Dáng thầy

Điểm vào mấy sợi tóc mây
Cao cao, mắt sáng, lòng thầy yêu thương
Yêu thơ, nhạc, thật đời thường
Bao dung, độ lượng, bốn phương tụ về.






Học thầy

Vừa xa, vừa lạ, vừa gần
Với môn Cảm xạ, dần dần thành quen
Tiết thực, vui, khỏe, chí bền
Bảy màu rung động, càng thêm yêu đời
Yêu mình, quý mến mọi người
Nỗi buồn để lại, vui cười mang theo.





Nhớ thầy

Đi đâu cũng nhớ đến thầy
Giảng bài trên lớp, những ngày bên nhau
Đi dã ngoại, thầy dẫn đầu
Lên non, xuống biển, từng câu vui cười
Thầy vui, thầy hát tuyệt vời
Dạy trò,… chữa bệnh, như người thân yêu
Xa thầy, nhớ những sớm chiều
Mãi trong tâm nguyện, những điều thầy khuyên.




Gặp lại thầy

Gặp thầy trên phố Nha Trang
Chiều thu nắng vội, cát vàng, biển xanh
Đại dương đưa ngọn gió lành
Thầy trao nỗi nhớ, chân thành trong em.

(hnkhahoa)


Thầy về thăm quê


Thầy về thăm lại quê hương
Bồi hồi nhớ lại ...con đường ngày xưa

Hàng cau, mái phủ bóng dừa
Nhớ cây trứng cá, sớm trưa, bây giờ?
Xa quê, thầy tuổi còn thơ
Bốn phương vạn dặm, phơ phơ mái đầu
Quê hương Vạn Giã(*) thay màu
Đường làng nhựa hoá, chiếc cầu(**) mới xinh
Ngày về làng xóm ân tình
Nụ cười rạng rỡ, gia đình yêu thương

Ra đi, từ ấy quê hương
Bồi hồi thầy nhớ, con đường ...dấu xưa.

hnkhahoa 19/10/2009

Vạn Giã (*) thị trấn huyện Vạn ninh - tỉnh Khánh hoà.
Cầu (**) cầu Đồng điền bắc qua Quốc Lộ 1A trước nhà thầy, ngày xưa.


-----------------------------------------------

Mừng ngày sinh nhật Thầy Châu
Chúng em thành kính gửi câu chúc rằng
Chúc Thầy sức khỏe, an bằng
Phát huy Cảm xạ tiềm năng tuyệt vời
Xa Thầy mãi nhớ những lời
Ghi lòng, tạc dạ một đời không quên
Giữ “Thân – Khẩu – Ý” cho bền
Chữ “Tâm”, chữ “Đức” hãy nên ghi lòng
Tiên tích đức, hậu tầm long
Dù đời trong – đục, sáng trong tâm mình
Tri ân Thầy, mãi đinh ninh
Bao lời Thầy dạy, nghĩa tình bấy nhiêu…

(hoangphuc7809)

----------------------------------------------

Tôn sư trọng đạo hàng đầu
K52 kính nhớ ân sâu của Thầy
Dòng đời xuôi ngược bóng mây
Đá hằng in dấu lời Thầy vọng vang
Giữa đời dâu bể mênh mang
Chúc Thầy Nhật Nguyệt hai vầng rạng soi
(Unhi)

Chúc Thầy sinh nhật thiệt dzui
Dồi dào sức khỏe, đẩy lùi phong ba
Mỗi giờ mỗi khắc trôi qua
Thì môn Cảm Xạ vượt xa hơn nhiều
Phát minh ra được bội điều
Giúp đời tươi đẹp, trao niềm tin yêu
(Jerry)

-----------------------------------------------------------------
Mời các bạn ngắm chân dung Thầy

(115 ảnh)

Còn đây là hoa cười cùng Thầy

(318 ảnh)

Thầy hòa đồng vói thiên nhiên

(246 ảnh)


>> Hôm nay: 17-10-2009, Thầy vừa 'tròn' 55 tuổi, chúng em những học viên Cảm Xạ Học Việt Nam, kính chúc Thầy luôn luôn mạnh khỏe tươi vui, vững chãi như Núi, tình thương bao la như sông-biển, để dẩn dắt Cảm Xạ Việt Nam ngày càng tiến xa.. xa.. xa hơn nữa, để niềm vui Cảm Xạ, niềm hạnh phúc Cảm Xạ được nhân rộng khắp tám mươi mấy triệu người Việt Nam.

(Xem thêm thông tin về Thầy tại wiki, mình mới bổ sung link Thư viện Cảm xạ học vô rồi ;)

-PKD sưu tầm
từ diễn đàn Cảm xạ học
»»  đọc tiếp

2 tháng 10, 2009

Cảm xạ học dịch lý Kim Hoàng Sơn

LỜI DẪN NHẬP

Cảm xạ học và Dịch Lý rất gần gũi với nhau cho nên ngày nay chúng tôi xin đưa danh từ Cảm xạ học Dịch Lý ra một mình nó để giới thiệu tập sách này. Từ năm 1973 khi Cảm xạ học bắt đầu truyền bá lại tại Việt Nam, chúng tôi đã thấy bóng dáng Quẻ Dịch ló dạng sau lưng Cảm xạ học, trên những Bái Quái Âm Dương. Sau đó nó đã đứng một mình với Dịch Lý, Tử Vi, Địa Lý, và Y học.

Đa số các bạn Cảm xạ viên sau khi mãn khoá đều có biết ít nhiều về Dịch Lý. Cho nên dùng Dịch Lý như là một phương tiện để ghi chép một bức ảnh khái quát của một vấn đề, dù là trừu tượng.

Chương bốn của Tập Cảm Xạ học Dịch lý này đúc kết những tinh hoa của các sách Dịch lý đã được dịch ra bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Đức... và đã được các nhà báo Nhật trong nhóm "Presidents" lập thành một dụng cụ để "quyết định". Một ấn bản đặt biệt tặng cho Ngân Hàng Montre'al, Canada, cách đây hơn 20 nặm Chúng tôi đã may mắn có được bản sao, và đã sử dụng trong thời gian qua, với nhiều kết quả rất khích lệ. Bách phân quẻ trúng đến 95%, có thể nói là cao nhất trong địa hạt bói toán.

Thêm vào với Quẻ Dịch Lý trên đây, nếu chúng ta biết dùng quả lắc tâm linh (1) nữa thì sẽ có một dụng cụ mà ích lợi không nhỏ. Thí dụ: quả lắc tâm linh của bạn là vong linh của cụ thân sinh chẳng hạn. Thường thường bạn khấn nguyện thì có ông Cụ lên tức thì. Bạn có thể hỏi theo lối giản dị "có - không".

Tuy nhiên cách này dễ đưa bạn vào chỗ lầm lạc, vì tự kỹ ám thị. Trái lại nếu bạn xin vong linh trong quả lắc giúp bạn lập một quẻ Dịch, trong một thời gian ngắn, thì cái thời gian ấy đủ để mang lại cho bạn sự chuẩn bị
chu đáo, và cái quẻ lập ra chắc chắn không lạc; phần luận đoán sau đó sẽ do tâm linh góp vào vô cùng hấp dẫn.

Tiên tri Cảm xạ học (2) là cái phần chót để phụ giúp vào việc luận đoán vào quẻ Dịch cho thêm phần chính xác. Trên kia chúng ta đã có 50% do phần lập quẻ đưa đến. Còn lại 50% do Cảm xạ viên rút từ trong ba quẻ Chánh, Hộ và Biến tượng, hoặc đi từ Tiên tri Cảm xạ học đến.

Quyển Cảm xạ học Dịch lý này ra mắt với các bạn một phần lớn nhờ ở công đức của ông Võ Tá Hân, đã góp nhặt những tài liệu Đông Tây - tài liệu của nhóm Presidents

Kim Hoàng Sơn
San Diego, 15 tháng 7, năm 1993.


---------------------------------------
MỤC LỤC

Lời dẫn nhập

Phần Một
Chương Một Cảm xạ học là gì?
Chương Hai Dịch lý là gì?
Chương Ba Cách xem quẻ dịch bằng quả lắc - Lập quẻ bằng cung xích KHS-A

Phần Hai
Chương Bốn Phần giải đoán 64 quẻ
Giải đoán theo phương pháp cổ truyền

-------------------------------------
Download e-book này tại đây hoặc tại Mediafire (~900Kb)
»»  đọc tiếp

6 tháng 9, 2009

Âm nhạc trị liệu


Nguồn: Sức sống mới, ngày 4/9/2009

Âm nhạc không chỉ có tác dụng thư giãn mà khả năng ảnh hưởng của những giai điệu còn hết sức diệu kỳ. Từ lâu, người ta đã nghiên cứu và nhận thấy tác động rất lớn của âm nhạc đối với thực vật, động vật và sức khỏe con người.

Khi còn ở Pháp, GS.TS Trần Văn Khê - bậc thầy về nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc truyền thống - đã có dịp tìm hiểu về âm nhạc trị liệu. Ông cho biết: Nếu người ta đặt 2 chậu bông trong 2 phòng có cùng 1 độ sáng, một phòng để nhạc cổ điển, 1 phòng để nhạc kích động. Sau 24 giờ, họ thấy chậu hoa bên phòng có nhạc cổ điển thì lá vẫn xanh, hoa vẫn tươi tốt, trong khi chậu hoa phòng có nhạc kích động thì lá héo đi, hoa rụng xuống.

Hay trong 1 trại nuôi bò sữa, người ta thí nghiệm cho con bò nghe nhạc kích động, sữa nó tự nhiên cạn đi, trong khi cho nghe nhạc cổ điển, nhất là nhạc Bach đàn trên organ, con bò lại cho sữa rất nhiều. Ở vùng Kobe Nhật Bản, thịt bò Kobe rất ngon vì những con bò này được chăm sóc bằng chế độ đặc biệt, trong đó có âm nhạc.

Bác sĩ khám cho những nhạc sĩ nhận thấy rằng, những nhạc sĩ chơi đàn trong dàn nhạc cổ điển, khi về già có từ 5-6% người hơi bị loạn. Những nhạc sĩ chơi trong dàn nhạc nửa cổ điễn nửa nhạc kích động, khi về già có hơn 10% bị loạn. Còn những nhạc sĩ chơi nhạc kích động, khi về già có hơn 40% bị điếc và loạn.

Cũng như GS.TS Trần Văn Khuê, nhà cảm xạ học, bác sĩ Dư Quang Châu cũng là người rất yêu âm nhạc. Khi học ở Pháp, ông thấy có những nghiên cứu, ứng dụng rất hay trong lĩnh vực âm nhạc trị liệu nên quyết định tìm hiểu, nghiên cứu và đem về nước ứng dụng.

Ông chia sẻ thêm: Nhạc trị liệu có đặc thù riêng, tùy thuộc vào mục đích ứng dụng. Nhạc không lời dùng để giảm stress, giảm đau...Nhạc có lời dùng đặc trị một số trường hợp như mất ngủ, khôi phục trí nhớ... Ví dụ như nhạc Chầu Văn kích thích năng lực hoạt động, tạo hưng phấn về tinh thần nên có bệnh nhân tai biến, nghe nhạc đã tập luyện, đi lại được. Nhạc Cồng Chiêng lại có đặc điểm tạo hiệu ứng tham gia sinh hoạt cộng đồng, nhảy múa ở phần dưới chân nhiều hơn, nhạc Trịnh dùng vào trị liệu thư giãn, giảm căng thẳng...

Nhạc trị liệu có thể áp dụng cho những người bị stress, trầm cảm, bi quan, đối tượng lao động trí óc căng thẳng, một số trường hợp mắc bệnh mất ngủ, tai biến cần hồi phục chức năng...

Vài nghiên cứu mới đây còn tìm ra sự liên hệ giữa tiết tấu, điệu thức âm nhạc với các hoạt động của người tiếp nhận. Nhạc trị liệu không chỉ là nghe nhạc mà còn là tham dự các sinh hoạt liên quan tới âm nhạc, mọi người đều có thể tận hưởng các lợi điểm của nhạc miễn là để toàn thân rung động, hòa nhịp theo tiếng hát lời ca. Khi nghe nhạc, kết hợp với các hoạt động hoặc tập luyện, bạn có thể giải tỏa cơ thể giúp cơ thể khỏe mạnh, tinh thần cân bằng.

Với những ai không có điều kiện đến các trung tâm trị liệu, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện bằng việc tham khảo sách, báo, website...hoặc tham vấn từ trung tâm trị liệu để tự thực hiện vì thực ra, âm nhạc là thứ tiềm ẩn sẵn có trong mỗi chúng ta. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản nhưng lại hữu dụng, bổ ích.

Mời các bạn xem chương trình Sức Sống Mới chủ đề "Âm Nhạc Trị Liệu":


Phần 1


Phần 2
»»  đọc tiếp

4 tháng 9, 2009

Cảm xạ nhớ..

Nguồn: Diễn đàn K52, ngày 3/9/2009

 K52 tại cây Sến thiên

Thơ này đâu phải thi nhân
Vì yêu cảm xạ gieo vần đấy thôi!
Xa thầy, bạn dạ bồi hồi..
Nhớ lên Tà cú, nhớ đồi Sến thiêng
Nhớ khi rung động ngã nghiêng
Nhớ khi cả lớp ngồi thiền A.. UM
Yêu sao, cảm xạ vô cùng
Cả môn tiết thực, bảy vùng yêu thương
Quên đi cám dỗ thị trường
Quên đi cơm thịt bên đường bày ra
Mục tiêu ta đến Khe gà
Sau kỳ tiết thực lấy đà ra quân
Thần kỳ sức sống mùa xuân
Đoàn quân cảm xạ xuất thần đi xa
Kể chi Tà cú Khe gà
Lên non xuống biển vẫn là như không
Xa rồi bạn có nhớ hông?
Đoàn quân cảm xạ thành công tuyệt vời!
Bây giờ thầy, bạn mỗi nơi..
Diễn đàn cảm xạ nhắn lời thuỷ chung.

Hn khánhhoà 3/9/2009

K52 đang lên non..

----------------------------------------
Hoangphuc7809 họa tiếp:

Thơ anh đúng thật thi nhân
Ý vàng, lời ngọc gieo vần thật hay
Xa thầy, bạn – nhớ những ngày
Gia đình Cảm xạ sum vầy thật vui

Ý thơ đầy những bồi hồi
Nhớ bao kỷ niệm, bao người bạn thân
Nay dù cách biệt chẳng gần
Nhớ nhau ta gửi mấy vần thơ vui...
»»  đọc tiếp

1 tháng 9, 2009

NÂNG KHÍ VÀ RUNG ĐỘNG THƯ GIÃN (CƠ BẢN)

Nguồn: Diễn đàn - Góc giao lưu chung, tranngthanh

Do có nhiều người chưa biết cách cũng như chưa tường tận lắm về môn học này nên tranngthanh cố công biên soạn lại phần lý thuyết của thầy để mọi người có thể hiểu những gì cơ bản nhất. Có thể từ đó vận dụng vào thực tiễn, chỉ cần dựa vào đây các bạn có thể vận khí theo màu và RĐTG dễ dàng ... nhưng cũng đừng quên nắm vững chân khí, thuyết lý học của cảm xạ học thì mới có thể am hiểu tường tận được.

Năng lượng cơ thể

- Trên mỗi người đều có một dạng năng lượng định hình riêng. Và nguồn năng lượng này có thể nhiều hay ít, định dạng như thế nào thì đều tùy theo ngữ cảnh tác động lên nó. Giống như người tập thể dục thể thao hằng ngày thì khả năng phát năng lượng mạnh hơn người bình thường vậy ! Tuy nhiên năng lực tìm ẩn bẩm sinh trong mỗi người lại có sự phân biệt rất nhiều (đặc điểm này do thiên phú) Với nguồn năng lực dồi dào chúng ta có thể tự chữa bệnh cho chính mình và người khác, gia tăng sức mạnh, nâng cao sức mạnh tinh thần...v.v



- Có nhiều cách để nâng cao năng lượng này trong cơ thể chúng ta. Và nâng khí theo màu và rung động thư giãn (RĐTG) là hai con đường cơ bản tập luyện gắn bó lâu dài với mỗi cảm xạ viên.

Nâng khí theo màu

- Khi ta tập trung ý thức (giống như vận công lực vậy) dồn sức mạnh tinh thần vào tay để phát ra sức mạnh thì nguồn sáng năng lượng ở vùng tay đấy có màu xanh lá cây. Hoặc khi ta tập trung sức mạnh, năng lượng trên thái dương thì ánh sáng năng lượng phát ra có màu xanh dương. (Đây là cơ sở dữ liệu nghiên cứu chụp ảnh năng lượng ở Nga và nghiên cứu y năng lượng hơn 1000 năm nên không thể phản bác được đâu)

- Do đó nếu ta tập trung tinh thần, nâng khí lên từng vùng năng lượng trên cơ thể, rồi thư giãn nghĩ về màu sắc khu vực đó trong tâm thức thì hiệu quả năng lượng phát ra mạnh hơn rất nhiều. Và trên cơ thể chúng ta có 7 khu vực màu sắc chính, quá trình thư giãn tinh thần, tâm thức tập trung năng lượng theo màu sắc đến từng phân vùng trên cơ thể này gọi NÂNG KHÍ.

- Khí năng lượng có thể thất thoát theo thời gian và vượt sự kiểm soát của ta. Quá trình nâng khí là kích thích, khơi mở các nguồn năng lượng trên cơ thể... giúp chúng ta kiểm soát năng lượng, gia tăng sức mạnh tinh thần (có thể hiểu giống như luyện tập nội công trong kiếm hiệp vậy)

Khu vực màu năng lượng trên cơ thể



Mỗi khu vực trên cơ thể có nguồn vận động năng lượng theo từng màu sắc riêng. Và trên mỗi khu vực năng lượng cũng quyết định đến cá tính, khả năng tư duy, cảm quan xã hội ở từng người. Ví dụ những người năng lượng vùng màu tím yếu thì khả năng ăn nói, phát ngôn khó thuyết phục người khác. Tuy nhiên khi luyện tập cũng đừng nên quá chú trọng đến một màu, nâng khí thì yêu cầu có sự đồng bộ cho các màu sắc năng lượng.

VD: Khi khởi động nâng khí cho màu đỏ, bạn nên thư giãn tinh thần. Thở nhẹ nhàng, cảm giác như không khí lúc này là nguồn năng lượng đang chạy trên cơ thể bạn. Nguồn sống năng lượng này chạy đều khắp cơ thể, và lan tỏa nuôi dưỡng tinh thần bạn... Sau đó, ý thức từ từ màu sắc của năng lượng đấy ứng với màu đỏ, lan tỏa khắp cơ thể rồi tập trung lại phía khu vực cơ quan sinh dục.



- Cảm giác đó nên thả lỏng và thư thái trong vài phút. Và tiếp tục đến màu vàng... tập trung khí năng lượng đang chuyển dần từ màu đỏ sang vàng, lan khắp cơ thể rồi chạy về phía giữa bụng. Rồi sau đó tiếp tục là màu vàng, màu xanh ... cho đến hết màu chàm.

Luyện tập này tưởng chừng như ít tác dụng nhưng kết quả rất bất ngờ. Chỉ cần thử luyện tập đôi lần, các bạn sẽ tự mình dần dần thấy tâm tư thay đổi, giác ngộ mở mang thêm rất nhiều.
»»  đọc tiếp

Các câu hỏi thường gặp khi RĐTG

1. RĐTG vào thời gian nào là hiệu quả nhất?

Thời gian nào bạn rảnh rỗi là được. Nhưng tốt nhất là khi bạn có tinh thần thoải mái, đầu óc thư giãn, và cơ thể nhẹ nhàng (tránh ăn quá no, khó cử động cơ thể nhịp nhàng được). Cố gắng tập mỗi ngày để cảm xúc vô thức không bị lãng quên.

2. Không cần khởi động vẫn RĐTG, cảm giác rất nhẹ nhàng thoải mái nên mình vẫn để tự nhiên xem bao giờ chấm dứt?

Khi không cần khởi động vẫn RĐTG được thì đó là do cơ thể vô thức đã trở nên rất nhạy bén. Một chút cảm giác thư thái, thăng hoa cảm xúc cũng khiến chúng ta muốn nhảy múa, hòa nhịp với không gian. Tương tự khi tâm thức ta tiếp xúc với một điệu nhạc, tự động huýt sáo hay rung chân theo tiếng nhạc đấy thôi. Còn bao giờ chấm dứt àh... khi nào chúng ta thở không nổi, chân tay hết sức lực thì cơ thể mới ngưng thôi. Chưa ra lệnh dừng thì cơ thể mãi RĐTG mà (đi vũ trường khỏi uống thuốc lắc)

3. Chưa khởi động RĐTG theo màu khu vực, không đo sóng để rung động vậy có chính xác không ?

Khởi động tâm thức theo màu, đo sóng vùng năng lượng để khởi động là phương cách dành cho người mới (newbie) thôi. Chúng ta khởi động RĐTG theo màu khu vực cơ thể là để cảnh tỉnh vô thức phần năng lượng màu nào thì cần rung động khu vực cơ thể đó. Giống như yêu cầu khi RĐTG vùng năng lượng màu vàng thì phần eo bụng là khu vực rung chủ yếu vậy.
Sau khi vô thức, chúng ta cứ hình dung về màu sắc năng lượng cần tập. Yêu cầu cơ thể hãy tập trung RĐTG theo màu khu vực như ý thì sẽ toại nguyện. Chứ không nhất thiết phải đo sóng khu vực. Vì lúc này vô thức của ta cũng đã đã hiểu rõ tầng năng lượng ở trên cơ thể hết rồi.

4. Khi RĐTG, mình hay tự động di chuyển hay có biểu hiện rất lạ như bay, chạy, múa, lăn lết, khóc cười ...

Loại trừ lần RĐTG đầu tiên, cơ thể chúng ta thường có bộc phát bất ngờ... giống như đứa trẻ bị giam giữ trong nôi suốt thời gian dài. Mình chỉ sẽ nói về những RĐTG theo tầng màu khu vực trước vậy!
Khi chúng ta RĐTG theo màu sắc khu vực cần đả thông kinh mạch. Cơ thể vô thức đáng lý chỉ cử động vùng màu sắc đó là chủ yếu. Nếu như có những biểu hiện khác ... thường thì có những lí do sau:
1-Cơ thể vùng màu đó đã đả thông xong nên khi xong nhiệm vụ rồi. Cơ thể sẽ nhảy múa. Và đã nhảy múa rồi mà không có mệnh lệnh gì mới thì còn lâu mới dừng lại nhé!
2-Khu vực vùng năng lượng đó có bệnh, những chuyện động như vậy là do năng lượng chạy len lỏi trên cơ thể, cơ thể xoay chuyển là do sự tương tác năng lượng với cơ bắp.
3-Sự tương khắc giữa vô thức và ý thức. Chúng ta chưa có sự phối hợp đồng bộ. Có khi cơ thể chỉ nhảy lên đôi chút... chúng ta lại chủ quan, tâm thức lúc này lại không tập trung về khu vực vùng năng lượng mà chỉ suy nghỉ, quan sát hành vi chính mình thì khó tập luyện lắm.
4-RĐTG là một cá thể riêng chưa đồng nhất với ý thức chúng ta. Nên tập dần khả năng ra lệnh. Nếu không RĐTG sẽ luôn giữ thái độ nhảy nhót lung tung, giống như chúng ta dung dưỡng một đứa trẻ mà lại không có thái độ răn đe vậy.

5. Mỗi lần mình RĐTG hay bị nhức đầu chóng mặt

Cái này là vấn đề chung của mỗi người. Khi chúng ta RĐTG thành công rồi... thì lúc này nên có một sự ủng hộ trong tâm thức đối với RĐTG (xem nó như một người bạn, một cái tôi thứ hai của chúng ta). Mở đôi mắt ra, ủng hộ theo RĐTG... tay múa quyền thì gia tăng thêm sức lực cho cơ thể múa đẹp hơn. Chân nhảy thì tăng thêm lực bàn chân để cơ thể cử động thoải mái hơn. Đầu xoay đến chóng mặt thì cứ cho xoay (nhưng gắn thêm suy nghĩ chủ quan, ý thức kiểm soát chính mình để có thể hiểu được quan sát xung quanh tránh bị say sóng). Nên nghiên cứu sách báo về nhảy múa, quyền pháp (nhất là các vũ điệu theo nhịp như balê, wushu, nhảy hiện đại) Thường thì sau bài học về vũ điệu nhảy múa thần quyền, múa dân gian thì cơ thể RĐTG có bài bản rất đẹp.

6. Tại sao mình RĐTG chỉ thường cử động ở vùng chân hay bụng, xoay tại chỗ chứ không thôi?

Do cơ thể chưa có sự đánh thức rung động đúng cách đấy mà. Đôi khi do tự kỷ ám thị, sợ chính mình sẽ múa may quá dễ đánh mất hình tượng nghiêm túc. Giống như cơ thể vô thức hiểu rằng chỉ được quyền xoay chuyển phần bụng thôi vậy. Có rất nhiều người bị hội chứng này. Thường là tập trung ở những người lớn tuổi.
Tốt nhất là phải khởi động múa tự nhiên do mình làm chủ trước. Xoay chuyển các cơ khớp, múa nhẹ nhàng tất cả các khu vực màu nào mình thấy là cần thiết. Tứ chi, ngũ quan đều xoay chuyển thì càng tốt. Sau đó khởi động RĐTG toàn khu vực cơ thể thì mới đạt. Chừng nào khởi động được lay chuyển cả cơ thể thì mới gọi là thức tỉnh thực sự ... chứ múa sương sương, quay sơ sơ thì chưa là nghĩa lý gì đâu.

7. Tại sao RĐTG của mình cứ vô thức là nằm bò ra không chịu làm gì hết?

Nghiêm khắc ra lệnh, lúc này nó sẽ nghe thôi mà. Nhưng mà nên hòa đồng với cơ thể vô thức, tại sao lại nằm xuống... nằm do mệt hay do có triệu chứng bệnh. Còn nếu nằm do thích thì yêu cầu ngưng ngay... Nằm mà lại còn giãy đành đạch người ta tưởng cá cho vào chảo 95 HÀM TỬ đem chiên thì khổ.


8. Tư thế RĐTG và chuyển từ vùng năng lượng theo màu (đỏ, vàng, cam ...) khoảng thời gian bao lâu ?

- Với những người mới tập RĐTG, nên sử dụng con lắc để đánh giá mức độ đả thông kinh mạch theo vùng tập; nghĩa là vùng nào tập đủ rồi thì con lắc quay thuận, vùng khí màu nào chưa khai mở thì quay ngược. Lúc đó chúng ta khởi động tư thế RĐTG, trong ý thức mang tâm niệm là "đả thông kinh mạch vùng nặng lượng màu xxxx". Cứ hình dung không khí xung quanh, môi trường mình đang đứng có màu sắc tương ứng với màu năng lượng mình đang tập là được. Khi nào con lắc cho chúng ta biết khu vực nào xong rồi thì chúng ta hãy chuyển đổi quy ước thầm sang màu khác. Thời gian bao lâu thì còn tùy rất nhiều điểm. Tính sơ sơ thì với những người mới tập thì có khi cả ngày hoặc cả tuần. Nhưng với những cao thủ đặc cấp thì 20-30 phút là chuyện thường.

9. Có khẩu lệnh khi bắt đầu tập và khi kêt thúc không, muốn dừng giữa buổi tập cũng có khẩu lênh gì ?

-Quy ước thầm chính là mệnh lệnh của ý thức của chúng ta đến RĐTG, cứ ra mệnh lệnh trong tiềm thức rằng "HÃY NGỪNG LẠI" là được. Đôi khi cơ thể hưng phấn quá, những chuyển động quá mạnh cũng khó có thể cưỡng lại được, đến lúc này chúng ta phải sử dụng mệnh lệnh từ miệng hoặc tâm thức với quyết tâm cao hơn (đừng quên là cơ thể chúng ta, ý thức làm chủ)

10. Những màu sắc ở hình ảnh trên có chính xác không ? Tại sao màu tím và màu chàm mình khó phân biệt được?

- Phân biệt màu sắc còn phụ thuộc rất nhiều về quan điểm thẩm định màu của mỗi người. Bảng màu ở trên là do mình nghiêng cứu các hệ phân màu các trường phái yoga, phật giáo vẽ sẵn ra nên cũng khá chính xác. Riêng màu tím thì mình sử dụng màu tím nghiêng theo xanh đen. Theo khách quan mà nói... ở các môn y thuật khác, đều sử dụng màu riêng chứ không đồng bộ (nhất là 3 màu : xanh, tím, chàm). Nên nói về độ cân bằng cho ra một bảng màu duy nhất thì hơi khó. Nhưng bản màu trên khá chính xác rồi nên các bạn cứ yên tâm mà nuốt nha.

11. Có phải các vùng mầu sắc chính của cơ thể chính là các vùng luân xa nằm trên cơ thểchúng ta đúng không a?

Việc nâng khí khi nghĩ đến các vùng màu sắc trên cơ thể chúng ta chính xác là dòng năng lượng tập trung về các điểm luân xa. Những huyệt mạch này giống như các cánh cửa để thu và nhận năng lượng, và các bước luyện tập của chúng ta là gia tăng nguồn năng lượng bằng cách khai mở các điểm luân xa đó mà.

12. Nếu các luân xa chưa được kích hoạt (hay độ mở ít) thì chúng ta có tập được?

Hoàn toàn có thể được. Tuy nhiên, như cách nói ở trên. Luân xa là cánh cửa thu nhận năng lượng, giao cảm với không gian... và bên ngoài cũng có những luồng khí tốt, khí xấu, tâm ma, khi chúng ta cứ mở tung cánh cửa ra thì rất dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng khí đó.

Tự cơ thể chúng ta khi tập luyện rung động thư giãn và nâng khí theo màu, là nâng cao khả năng tương hợp với các điểm luân xa. Tự cơ thể chúng ta sẽ biết khi nào đóng mở luân xa lúc cần thiết.

13. Ko biết tích khí vào các luân xa thì có vấn đề gì không anh nhỉ?

Không có vấn đề gì hết. Nói một cách đơn giản thì tích khí về luân xa giống như nâng khí theo màu mà thôi.

Chuyện tập mở luân xa để đưa ra công năng đặc biệt lại là chuyện khác àh nha. Đối với năng lực của mỗi người, khi năng lượng tiến đến một bước giới hạn nào đó... thì năng lực sẽ có sự khai mở. Chuyện luyện tập, dù chúng ta có mở hết 100% luân xa ra thì nó vẫn chỉ là một cánh cửa để giao và thu nạp năng lượng, chứ không phải là để mở ra công năng đặc biệt đâu.

Tranngthanh

>> Xem thêm thảo luận tại Diễn đàn - Góc giao lưu chung
»»  đọc tiếp

20 tháng 8, 2009

TÂM KHÍ LIỆU PHÁP (CƠ BẢN)

Nguồn: Diễn đàn - Góc giao lưu chung, Tranngthanh 

Hướng dẫn tập luyện TÂM KHÍ LIỆU PHÁP

Nếu với nâng khí 7 màu là kích hoạt năng lượng, thì 5 màu (tâm khí liệu pháp) là dung hòa và nuôi dưỡng nguồn năng lượng đấy. Bài tập này không khó nhưng do chúng ta cứ nghĩ cầu kỳ phức tạp, cứ muốn thực hiện hết tất cả là chuyện không thể (nhất là những ai mới tập). Cứ tập từ từ đã...

Năng lượng màu sắc bản thể trên mỗi người gồm có 7 màu (Tiên thiên – Đỏ, Vàng, Cam, Xanh lá cây, Tím, Xanh da trời, Chàm). Tâm khí liệu pháp là sử dụng nguồn năng lượng từ thiên nhiên gắn với Ngũ hành (Hậu thiên – Xanh lục, Đỏ, Trắng, Đen, Vàng) Và chúng ta sẽ tiếp nhận nguồn năng lượng này theo thứ tự Hậu thiên bắt đầu từ màu xanh lục và kết thúc ở màu vàng. Chuỗi quy luật màu này không đi theo tương sinh hay tương khắc ngũ hành mà đi theo sự tồn tại của không gian Xuân – Hạ - Thu – Đông – Trường Hạ.



Cách thức luyện tập

Tư thế nào tạo sự thoải mái cho cơ thể là được. Bắt buột phải uốn cong lưỡi, đầu lưỡi chạm vào vòm miệng. Giữ vị trí như thế suốt quá trình tập luyện. (nhằm kết nối 2 đường kinh NHÂM ĐỐC)

Năng lượng ngũ hành tồn tại trong không gian rất dễ cảm nhận.
- Chỉ cần thư thái, thở ra vào nhẹ nhàng... tâm hồn thư giãn đi vào tịnh tâm.

- Không khí lúc này là nguồn năng lượng, bắt đầu từ màu xanh lục...(Hít vào nhẹ nhàng) từ trong không gian một màu xanh lục đi theo hơi thở của bạn chạy xuyên suốt từ mũi chạy đến vùng năng lượng màu đỏ... nhẹ nhàng lan tỏa... ( thở ra nhè nhẹ ) chạy theo từng nhịn hơi thở, len lỏi qua cột sống.

- Nguồn Nuôi sống năng lượng các vùng sắc màu Tiên Thiên – Đỏ, Vàng, Cam, Xanh lá cây, Tím, Xanh da trời, Chàm và kết thúc ở ngay đỉnh đầu. Quá trình này kết thúc trong một làn hơi hít vào và thở ra.

- Cứ như thế từng màu năng lượng Hậu thiên sẽ trải rộng khắp nuôi dưỡng vùng năng lượng Tiên Thiên. Mỗi màu nên cần 7-10 làn hơi mới phát huy tác dụng tốt được.

Vậy là xong. Không cần những gì cầu kỳ phức tạp . Hãy luyện tập quen với trạng thái này ít nhất 1 tuần. Rồi hãy bắt đầu nâng cao.

Hướng dẫn Tâm Khí Liệu Pháp ở cấp độ cao
( phải tập cấp cơ bản ít nhất 1 tuần)

Cũng tạo cơ thể ở tư thế thoải mái. Uống cong vòm lưỡi để kết nối năng lượng của 2 đường kinh Nhâm Đốc.

Sử dụng năng lượng ngũ hành đi vào cơ thể. Nhưng lúc này khi năng lượng vừa chạy đến màu đỏ, chúng ta nhíu nhẹ hậu môn (để kết nối 2 đường kinh Nhâm Đốc qua huyệt Hội âm) Giống như năng lượng đi từ phía trước mặt ... sau khi “được” nối 2 đường kinh Nhâm Đốc có thể đi qua đốt sống ở sau lưng rồi chạy lên phía đỉnh đầu. Nhờ vậy mà có thể nuôi dưỡng năng lượng cho khu vực dải màu Tiên Thiên. Năng lượng chạy đến đỉnh màu Chàm và kết thúc tại đỉnh đầu. Năng lượng Tiên Thiên sau khi đi được nuôi dưỡng, tất cả hòa làm một thành một màu chung nhất là màu trắng bạc – vàng kim. Cứ hình dung là lúc đó năng lượng cơ thể đều đồng nhất lại, phát sáng ra màu ánh kim (giống như siêu năng lượng phát sáng trên tivi vậy đó mà) Quá trình này cũng kết thúc trong 1 làn hơi hít vào và thở ra.



- Nếu nhíu hậu môn được 7 lần (nam) – 9 lần (nữ) thì tốt, phần này không được bỏ. Nên nhớ năng lượng Hậu Thiên nhờ (nhíu hậu môn) mới giúp kết nối 2 đường kinh Nhâm Đốc lại với nhau mới phát huy tác dụng

- Tập không cần nhất thiết hết các màu,... nếu không đủ thời gian thì có thể tập trung cho từng màu riêng biệt. Nhưng nên nhớ tập đầy đủ, có thứ tự vẫn đạt hiệu quả cao hơn.

- Cái quan trọng nhất trong Tâm khí liệu pháp chính là hơi thở điều hòa, năng lượng đồng nhất. Chứ không nhất thiết phải ôm hết lý thuyết, bài bản cuối cùng thì mới thành chánh quả.

Tranngthanh  

>> Xem thêm thảo luận tại Diễn đàn - Góc giao lưu chung
»»  đọc tiếp

Các câu hỏi thường gặp với TÂM KHÍ LIỆU PHÁP


1. Nếu hấp thu theo vòng ngũ hành tương sinh: Đỏ, Vàng, Trắng, Đen, Xanh lục(Hậu thiên – Hỏa sinh Thổ, --> Kim -->Thuỷ-->Mộc-->Hỏa) thì có gì hại không?

Vấn đề không phải hại hay không hại mà là tập theo chu kỳ của bốn mùa trong 1 năm, của bốn chu kỳ thể hiện trong vòng 1 ngày.

Buổi sáng - mùa Xuân - thuộc Mộc - tất cả đều bắt đầu vào mùa Xuân, sinh sôi nẩy nở mà nó tương ứng với màu xanh của các ngọn, đọt cây xanh tươi, mạnh mẽ = do vậy là khởi đầu luôn phải tập màu Xanh trước hết.

Sau đó mới tiếp đến:
Buổi trưa - mùa Hạ - thuộc Hỏa - màu Đỏ.
Buổi chiều - mùa Thu - thuộc Kim - màu Trắng
Buổi tối - mùa Đông - thuộc Thủy - màu Đen
Cuối cùng là Thổ - màu Vàng nó có trong bốn mùa nên nó có sau cùng...
Tựu trung là luyện theo bốn mùa, có một chu kỳ hẳn hòi chứ không phải chỉ luyện theo sự sinh khắc của ngũ hành đâu - mà cái này còn gọi là Tứ tượng.

2. Hình nhân minh hoạ là vị trí 7 luân xa?

Hình minh họa ở trên chính xác là nói đến 7 khu vực của luân xa. Còn điểm huyệt khai mở thì còn chưa chính xác lắm.

3. Mỗi màu nên cần 7-10 làn hơi mới phát huy tác dụng tốt được.? nếu không có thời gian tập, chỉ thở 3 hơi x 5màu =15 hơi x 30giây/hơi => #8 phút rồi, có được không?

Thật sự mà nói chỉ cần một hơi là đủ. Nhưng quan trọng là nguồn năng lượng đi theo hơi thở vào chúng ta được vận dụng như thế nào? Ngay cả cảm giác đồng cảm, giao hòa nguồn khí ngũ hành chưa phát huy được thì có hít một màu 10 hơi cũng không ăn thua đâu. Nếu luyện tập thường xuyên, giác ngộ được những rung động sóng vô thức, sức lan tỏa của năng lượng tốt rồi thì sẽ kiểm soát được khí hơi rất tốt. Lúc đó tự dưng sẽ biết khi nào cần thiết để mà thay hơi, đổi khí. (hơi trừu tượng hén)

4. Năng lượng Tiên Thiên sau khi đi được nuôi dưỡng, tất cả hòa làm một thành một màu chung nhất là màu trắng bạc – vàng kim. Lúc đó vẫn đang là hơi thở ra hay tạm ngưng thở cho 1 chu kỳ mới?

Tạm ngưng thở để chuẩn bị cho một chu kì mới. Bước này là bước cảm nhận những khí năng lượng đang giao động trong cơ thể

5. Nếu nhíu hậu môn được 7 lần (nam) - chỉ nhíu khoản 3 lần để không làm ngưng làn hơi có được không?

Mỗi lần nhíu hậu môn cứ tạo một cảm giác thốn khó chịu, nhưng thật chứ phải biết quán triệt tư tưởng. Như khi mỗi lần nhíu lại, là từng đợt khí năng lượng nhập vào, giao thoa theo điểm luân xa đầu tiên đi theo cột sống đi lên. Đừng quá chú tâm vào 2 huyệt đạo này mà không để ý đến khí niệm. Tập luyện thôi. Nhíu khoản 3 lần thì có lẽ hơi thiếu sót, vì năng lượng đi nhẹ nhàng theo thể khí, chứ không phải máy bơm điện lực chạy xồng xộc đâu! Hiểu hen?

6. Hình minh họa 2 vẽ vòng tròn ở trên 'kết nối huyệt ... ', muốn diễn đạt điều gì? mình hiểu là "hình dung là lúc đó năng lượng cơ thể đều đồng nhất lại, phát sáng ra màu ánh kim" - đúng không? Lúc đó vẫn đang là hơi thở ra?

Để hình du ra việc kết nối hai huyệt đạo Nhâm Đốc bằng việc nhíu hậu môn đấy mà. Vẽ vậy cho đỡ phản cảm đấy mà.

Hơi thở là nguồn năng lượng đi ra từ điểm luân xa thứ 7. Và khi hơi thở ra hết ... từ từ chúng ta cảm nhận như ánh sáng niệm đang đồng nhất lại. Đây là bước để chuẩn bị tiếp hơi thở thứ hai.

Tranngthanh 

>> Xem thêm thảo luận tại Diễn đàn - Góc giao lưu chung
»»  đọc tiếp

14 tháng 8, 2009

Người nam châm kỳ lạ

Nguồn: Báo VNExpress.net, ngày 11/5/2009

Cởi trần, anh Khải đưa chiếc thìa lên vai rồi buông tay. Thìa lập tức bị hút dính vào da như có nam châm hít. Khắp cơ thể anh đều có thể hút cả inox lẫn nhựa, thủy tinh, mạnh nhất là vùng từ rốn lên đỉnh đầu.



Anh Huỳnh Văn Khải, 44 tuổi, là nông dân xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. Gần 3 năm nay, sau một buổi đi làm rẫy về thấy người nóng ran như bị cảm sốt, anh phát hiện ra năng lực đặc biệt của mình: có thể hút mọi đồ vật trên người, trọng lượng lên đến 30 kg. Ngoài ra anh cũng "miễn dịch" luôn với điện.
Ảnh Người nam châm hút đồ vật, không bị điện giật

Sáng 10/5, trình diễn với VnExpress.net, anh Khải cho nguồn điện chạy thẳng vào bát nước rồi nhúng cả bàn tay vào nước mà không bị điện giật. Một bóng đèn 75 Watt đang đỏ bình thường, anh thò tay vào ổ cắm và nắm lấy lõi đồng dẫn điện, lập tức bóng đèn sáng lóe lên. Cơ thể giống như một tủ chén di động vì đính hàng dãy muỗng đĩa, dao...
Cơ thể người đàn ông này có thể hút dính muỗng nhựa melamine, inox, kim loại... Ảnh: Quốc Dũng

Người nông dân này nhớ lại, một buổi sáng tháng 7/2007, trong lúc đi rẫy cà phê anh cảm thấy cơ thể ớn lạnh như triệu chứng của cảm cúm, sau đó lại nóng ran toàn thân, nghĩ là mình bị bệnh do thời tết chuyển mùa. Ít ngày sau trong bữa cơm trưa anh nhấm nháp tách rượu thuốc, khi thả ly rượu xuống thấy ly chạy theo tay và rơi xuống đất bể nát. Anh đi ngang qua màn cửa, cả một mảng vải lớn cuốn rung. Cả hai vợ chồng anh đều hoang mang lo lắng nhưng thấy sức khỏe vẫn bình thường nên không đến bác sĩ.

Không hiểu và không giải thích được hiện tượng này nên một thời gian dài vợ chồng anh giấu chuyện với những người xung quanh vì sợ đàm tiếu. Tuy nhiên kể từ đó khi ở nhà, anh vẫn thường thử cho vợ xem những pha hút đồ vật từ kim loại đến thủy tinh và cả đồ nhựa. Thử dần theo trọng lượng, anh phát hiện có thể hút được tới 30kg nếu đồ vật đó có mặt phẳng như tấm kiếng hay kim loại.

Anh Khải cho biết, vùng nhạy cảm trên cơ thể của anh có khả năng hút nhiều đồ vật là từ rốn trở lên đỉnh đầu, mạnh nhất ở hai bả vai và từ ngang giữa lưng lên tới cổ. Đặt đồ vật vào da càng lâu thì cơ thể hút càng mạnh. Dán cả một dãy muỗng inox trên lưng mà anh có thể đi lại thoải mái không sợ rơi, thậm chí lắc mạnh liên tục cũng không rớt, cái này có thể dán lên cái khác như một cục nam châm loại lớn vậy.

"Nguồn năng lượng này càng mạnh nếu như tôi nghỉ ngơi không lao động nặng hoặc sau mỗi lần tiệc tùng", người "nam châm" nhận xét.

Mới đầu anh Khải chỉ biết có thể hút đồ vật, sau đó trong một lần câu điện cho căn nhà mới xây, anh lại phát hiện mình không bị điện giật. Anh liều phớt ngón tay trỏ chạm điện để thử lại cho chắc thấy cũng không hề hấn gì và từ đó thoải mái cầm nguồn điện nối "sống" không cần dùng tới dụng cụ bảo hộ cách điện. Các pha như thò tay đụng dây bugi xe gắn máy khi xe đang nổ máy, hay chích nguồn điện vào nhiều vùng trên cơ thể, người đàn ông này cũng đã thử khá nhiều lần.

Những pha mạo hiểm đùa với điện của anh Khải khiến bà xã, chị Nguyễn Thị Nga lo lắng: "Rủi lúc thử điện mà cơ thể không có nguồn năng lượng lạ này thì chỉ có toi mạng". Người vợ đã phải sắm cho chồng một đôi giày có khả năng cách điện tốt. Chị cũng yêu cầu người hiếu kỳ muốn xem biểu diễn phải mang giày dép và đứng cách người nam châm tối thiểu một mét; hoặc phải ngồi co chân trên bàn cho an toàn.

Thế nhưng trao đổi với VnExpress.net, anh Khải cho biết hoàn toàn kiểm soát được nguồn năng lượng của mình. Mỗi khi cảm thấy năng lượng dồi dào anh mới dám đụng đến điện. "Cứ mỗi lần thử điện, 10 đầu ngón tay có cảm giác rân lên rất phê, hai bàn tay lạnh ngắt", anh nói.

Tiến sĩ Trương Trổ, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng cho biết, hiện tượng cơ thể anh Khải có thể hút đồ vật, dẫn điện là rất lạ. Sở sẽ thành lập một đoàn nghiên cứu để kiểm tra thực tế và tham khảo các nhà khoa học chuyên ngành để tìm hiểu trường hợp này.

Quốc Dũng
»»  đọc tiếp

12 tháng 8, 2009

Hiệu lực cầu nguyện

(PKD) Sự thực mà nói, ai trong chúng ta dù ko có tôn giáo cũng có ít nhứt một lần cầu những điều tốt lành đến với mình hay người thân. Hồi đi học, tôi cũng hay cầu cho ra đề thi ra trúng tủ, hoặc cầu cho cô giáo đừng kêu tên mình trong buổi "kiểm tra miệng", rồi cầu cho thi đậu trường mình yêu thích nà, khi ra trường rồi thì cầu có được việc làm như ý, khi có việc làm như ý rồi thì cầu tăng lương nà... Với sự thành tâm có thể những lời cầu nguyện đó sẽ thành sự thực.

Cuốn sách nhỏ này của thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ cho ta cầu nguyện bài bản hơn, cũng như giải đáp một số thắc mắc căn bản, có khi ta đã hiểu nhầm từ trước.

- Cầu nguyện là gì? Cầu nguyện cái gì? Cầu nguyện ai? Cầu nguyện như thế nào?
- Cầu nguyện có hiệu lực không?
- Nếu không có hiệu lực thì vì thiếu lòng tin hay thiếu tình thương yêu? Cái gì quy định hiệu lực của cầu nguyện?
- Vậy cầu nguyện như thế nào để có hiệu lực?....

Có một điều chú ý khi tôi nghe sư ông nhắc đến nhiều lần vai trò của một dạng "năng lượng tình thương" trong cầu nguyện, điều này rất quan trọng. Điều thứ hai tôi thấy cuốn sách này hay vì sư ông còn trích dẩn và giải thích việc cầu nguyện không chỉ của đạo Phật mà qua lăng kính của tôn giáo khác nữa như Công Giáo và Ki-Tô Giáo. Điều thứ ba kỳ lạ cuốn hút tôi là sư ông cũng có bày cho chúng ta cầu nguyện những người đang sống nữa !?

Và đây là vài lời giới thiệu cuốn sách cóp bên vinabook dìa..



Cũng như một loạt các cuốn sách khác đã được xuất bản tại Việt Nam của ông, với Hiệu lực của cầu nguyện, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đi được vào trái tim người đọc với những câu trả lời cho những câu hỏi thường ngày nhất, nhưng là những câu hỏi khó khăn nhất trong cuộc sống con người. Nếu bạn có chút Tây học, bạn sẽ nhận ra ngay: Thích Nhất Hạnh đã dùng khoa học truyền thông của Tây phương để truyền tải thành công những thông điệp tưởng chừng rất khó của Đạo Phật, rốt cục không phải để bạn thuộc lòng giáo lý, mà để bạn thực hành và tự giúp mình trong cuộc sống. Bạn làm được theo lời ông khuyên vì ông nói bạn hiểu.

Đọc “Trái tim của Bụt” của ông, bạn có thể hiểu rằng thì ra Đạo Phật dạy kỹ năng sống. Với “Hiệu lực của cầu nguyện”, bạn sẽ học thêm được một kỹ năng mới: cầu nguyện, một điều mà nếu không có một chút tâm linh, bạn sẽ bỏ qua mất dễ dàng. Bạn sẽ hiểu thêm một điều: bạn đi làm để kiếm tiền nuôi gia đình hằng ngày thì hàng ngày bạn cũng cần cầu nguyện. Bạn nói chuyện với bản, với Chúa, với Bụt, với người thân đã mất và cả những người đang sống…những người có thể gửi năng lượng cho bạn. Bạn sẽ hiểu có tha lực và có tự lực, và cả hai đều giúp cho cuộc sống của bạn nếu bạn biết cách cầu nguyện!

Download 4 phần của Audio book "Hiệu lực cầu nguyện" dưới đây:

Phần 1: Đối tượng siêu hình
Phần 2: Cầu đối tượng hiện hữu
Phần 3: Vai trò của cầu nguyện trong y khoa
Phần 4: Tổng kết_Thiền và trị liệu

-PKD tổng hợp

----------------------------------
- Xem thêm thông tin tại vinakook
»»  đọc tiếp

Kê Gà du ký

Nguồn: Diễn đàn K52, ngày 24/8/2009


 Trên đỉnh Tà Cú

Háo hức lên đường sớm tinh mơ
Kê Gà trực chỉ, suốt 5 giờ
Xe đi xe mệt, người không mệt
Đồi Sứ kia rồi, đẹp như mơ…

Biển xanh, cát trắng, nắng lung linh
Mênh mang trời - nước thật hữu tình
Dừng chân dưới tán thông xanh lá
Ngước nhìn kìa vách đá chênh vênh…

Ta đến đây rồi - “Cây Sến Thiên”
Cảnh lặng, tâm ta đến cõi thiền
Xin đất cho ta thêm sinh khí
Bảy mầu năng lượng thật vô biên

Đã đến đây rồi, ắt có duyên
Anh linh thiên cổ vọng tiếng huyền
“…Một ngàn năm nay, ta mới gặp
Ta thương các bạn cảm xạ viên…”

Hòa đồng năng lượng với muôn cây
Nhớ nhé, làm theo đúng lời Thầy
Ta chẳng chọn cây, mà cây chọn
Nhắm mắt, Thần rừng dẫn lối ngay…

Chia tay cây Sến ta về thôi
Gửi lại rừng sâu những bồi hồi
Tắm biển vừa xong trời chập tối
Lửa trại đêm nay đã cháy rồi

Nối vòng tay lớn, nối cuộc đời
Quanh lửa bập bùng, bạn với tôi
Vô thức đi thôi, bao kỳ diệu
Trỗi lên những vũ điệu tuyệt vời…

Sớm mai đoàn ta lại lên đường
Ra biển, ta cùng đón ánh dương
Thu năng lượng đá, thăm “Tay Phật”
Hòa mình với trời - biển muôn phương…

Tà Cú chiều về ta ghé thăm
Cáp treo lên đến “Tượng Phật nằm”
Nguyện cầu điều chi xin hãy nhớ
Luôn giữ trong lòng một chữ “Tâm”…

Đến lúc chia tay tạm biệt rồi
Sài Gòn đang đợi, ta về thôi
Kê Gà hẹn lại vào dịp khác
Ta lại trùng phùng nhé bạn ơi…

Hoangphuc7809
24/8/2009


»»  đọc tiếp

11 tháng 8, 2009

Nhịn ăn để phục hồi sức khỏe

TT - Nhịn ăn là không ăn hoặc ăn ít trong một khoảng thời gian nào đó để có ích cho sức khỏe. Có nhiều cách nhịn ăn, tùy từng trường hợp và tùy tình trạng sức khỏe có thể áp dụng một trong các cách sau:

- Nhịn ăn tuyệt đối: không ăn không uống vài ngày.
- Nhịn ăn hoàn toàn: không ăn nhưng có uống nước.
- Nhịn ăn tương đối: không ăn nhưng uống sữa, nước trái cây.
- Tiết thực, kiêng ăn: giảm một phần khối lượng thức ăn.

Trong tự nhiên, bản thân con người khi có bệnh cũng không có cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, ăn vào nôn ra... Vì vậy sẽ dễ chịu hơn nếu chỉ ăn những thức ăn nhẹ như xúp lỏng, cháo lỏng... Khi buồn bực, lo lắng thái quá, y học cổ truyền gọi là tình chí uất kết, cũng làm con người không muốn ăn. Nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh rằng con người có thể mất 60% thể trọng mà không nguy hiểm đến tính mạng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe vì phần lớn thân trọng cũng là thức ăn dự trữ.

Không áp dụng nhịn ăn với các bệnh nhân suy kiệt, suy dinh dưỡng, người đang bệnh nặng có biến chứng đi kèm, suy tim, bệnh nhân tâm thần, viêm phổi, người có khối u ác tính giai đoạn cuối, trẻ em, thanh thiếu niên mới lớn và phụ nữ có thai.
Theo nghiên cứu của GS A.J.Carlson, bộ môn sinh lý Đại học Chicago, người khỏe mạnh ăn uống đầy đủ trước đó thì có thể sống từ 50-75 ngày không cần thực phẩm với điều kiện đừng để lạnh quá, tránh lao lực và không bị stress.

Cần chú ý là nhịn ăn chỉ có thể áp dụng trên những bệnh nhân tỉnh táo, có nhận thức rõ về sự nhịn ăn của mình, có quyết tâm, tổng trạng còn khá và được một thầy thuốc có kinh nghiệm hướng dẫn, theo dõi.
Những lợi ích mà phương pháp nhịn ăn mang lại:

- Giúp tế bào và các cơ quan tự phục hồi trong phần lớn bệnh cấp tính và mãn tính.

- Giúp toàn bộ cơ quan và các tế bào tự đổi mới, làm trẻ hóa tế bào nhờ hệ thống tự động đề kháng bệnh tật như bạch cầu tăng sinh, tăng thực bào, tăng nội tiết tố chống viêm, tăng sản xuất kháng thể.

- Trong giai đoạn nhịn ăn, các chức năng của hệ thần kinh cao cấp, hệ thần kinh giao cảm sẽ có điều kiện tự phục hồi.

- Luyện thần kinh và ý chí thêm mạnh mẽ và minh mẫn.

Tuy nhiên có những điều cần chú ý trong khi nhịn ăn:

1. Cần tự giác chấp hành những quy định trong nhịn ăn, không được làm sai lẽ tự nhiên.

2. Trong những ngày đầu nhịn sẽ có sự khó chịu, váng đầu, chóng mặt, nhức mỏi toàn thân...do sự gột rửa, tẩy độc của cơ thể đang tiến hành, không có gì đáng lo. Nhưng nếu người nhịn không chịu đựng được thì có thể uống hoặc ăn chút gì đó để lướt qua trạng thái này.

3. Cảm giác đói có khi rất mãnh liệt nhưng đó chỉ là phản xạ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột. Cảm giác này không mấy chốc sẽ dịu lại và từ từ biến mất.

4. Cần tĩnh tâm, không để sự thèm ăn lấn át ý chí nhịn ăn.

5. Sự sụt cân trong trường hợp này sẽ không làm cơ thể yếu mà ngược lại nhờ sự loại bỏ chất độc, mỡ thừa trong các mô và cơ quan.

6. Giữ vệ sinh thân thể, tránh khói thuốc lá, bụi, tắm nước ấm. Mỗi ngày nên hoạt động nhẹ như đi bộ để khí huyết lưu thông.

7. Tịnh dưỡng, suy nghĩ bằng tư duy tích cực để cả thể chất và tinh thần đều được cải tạo toàn diện.

8. Chấm dứt đợt nhịn ăn là một sự khởi đầu mới cho cơ thể.

9. Khi ăn lại nên ăn thận trọng từng ngày, ăn thức ăn nhẹ, loãng trước rồi từ từ đậm đặc dần.

PGS PHẠM HUY HÙNG
(khoa y học cổ truyền Đại học Y dược)

Nguồn: Báo Tuổi trẻ online, ngày 08/09/2009
»»  đọc tiếp

Tiết thực thanh lọc cơ thể

Nguồn: Sức sống mới, 5/2009

Cuộc sống ngày nay con người chúng ta phải tiếp cận với quá nhiều hợp chất độc hại phát sinh từ thuốc trừ sâu, hóa chất, phụ gia thực, hơi độc, khói xe, dược phẩm, các kim loại nặng và bức xạ. Một cách vô tình, những chất độc này thấm vào cơ thể, tích tụ lâu ngày và phát sinh ra bệnh này bệnh nọ...

Mời bạn xem chương trình Sức Sống Mới chủ đề "Thanh lọc cơ thể":


Phần 1


Phần 2


Phần 3

»»  đọc tiếp

10 tháng 8, 2009

Tiết thực không phải là tuyệt thực

(SKGĐ) Tiết thực không có nghĩa là nhịn ăn hoàn toàn- tuyệt thực. Thực chất, tiết thực là điều chế, tiết giảm việc ăn uống. Tuy nhiên, hai khái niệm này đang bị đánh đồng, vì thế đã làm sai lệch đi y nghĩa của tiết thực.

Tiết thực có từ đâu?

Câu hỏi này thật không thể trả lời. Bởi, không ai có thể nói chính xác được con đường du nhập của tiết thực vào Việt Nam và mỗi chuyên gia lại đưa ra những quan điểm của riêng mình. Bác sĩ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng năng lượng- Chủ nhiệm bộ môn cảm xạ học (thuộc Liên hiệp khoa học công nghệ và ứng dụng tin học Việt Nam) cho rằng: Khái niệm tiết thực bắt đầu được người Việt Nam biết đến thông qua cuốn "Tuyệt thực đi về đâu" của ông Thái Khắc Lễ- một cuốn sách chỉ dẫn phương pháp nhịn ăn để tăng cường sức khoẻ và tránh hậu quả của việc nhịn ăn không đúng cách.

Bản thân bác sĩ Châu cũng áp dụng phương pháp này cho người mẹ vốn mắc bệnh ung thư cổ tử cung của mình. Kết quả thật đáng kinh ngạc, theo ông, bà cụ có thể sống tới 3 năm thay vì 6 tháng như chuẩn đoán của bác sỹ. Nhưng thật khó thuyết phục nếu nói cả một phương pháp mang tính khoa học đã được thế giới biết đến từ lâu lại vào Việt Nam chỉ thông qua một cuốn sách.

Chị Thanh Thuỷ- nguyên chủ nhiệm CLB cảm xạ Hà Nội lại cho rằng: Khái niệm tiết thực bắt nguồn từ phương pháp thực dưỡng Ohsawa (bắt đầu xuất hiện vào Việt Nam từ những năm 2002) vốn là một phương pháp ăn uống theo thuyết cân bằng âm dương để điều hoà khí huyết, giúp thanh lọc độc tố trong cơ thể. Sau đó, phong trào Yoga phát triển trên tinh thần lĩnh hội những ưu điểm đó và tiết thực được người ta bắt đầu nói đến như một phần của hai phương pháp trên.

Tiết thực khác với tuyệt thực.

Hiện nay, rất nhiều người lầm tưởng tiết thực là nhịn ăn hoàn toàn (chỉ uống nước lọc). Bên cạnh đó, trong khi bộ y tế chưa có bất kỳ động thái nào đối với việc khảo nghiệm phương pháp này thì những thông tin đa chiều, phức hợp đan xen đến với công chúng theo nhiều cách khác nhau đã tạo ra rất nhiều hoang mang. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc có nhiều quan điểm trái chiều xung quanh chuyện nên nhịn ăn hay không và vấn đề tiết thực thường bị đánh đồng với tuyệt thực. Qua trao đổi với các chuyên gia, chúng tôi nhận thấy, tiết thực cũng coi như là nhịn ăn nhưng chỉ "nhịn" những thức ăn có hại với cơ thể.

Có thể nói, tuy mỗi chuyên gia đều có cách ly giải riêng về nguồn gốc tiết thực nhưng họ lại đồng nhất với nhau về một điểm: Tiết thực không phải là nhịn ăn hoàn toàn mà là ăn uống một cách khoa học, hạn chế ăn các thức ăn có nhiều mỡ và đạm trong một thời gian nhất định dưới sự theo dõi, hướng dẫn của những người có chuyên môn. Như chúng ta đã biết, trong mỗi tế bào, mỗi cơ quan trong cơ thể người đều có "thức ăn dự trữ" để sử dụng khi đói. Việc thường xuyên tiếp thêm "thức ăn" cho các tế bào trong khi chúng không thể sử dụng hết sẽ tạo ra những độc tố có hại và sinh ra bệnh tật. Thêm vào đó, thực phẩm ngày nay có nhiều chất tăng trọng, chất kích thích. Qua đường ăn uống, các chất này xâm nhập vào cơ thể con người, khiến chúng ta trở nên béo phì, sức đề kháng bị suy giảm. Khi kết hợp với môi trường ô nhiễm vì khói bụi, chất thải công nghiệp, những chất này tạo ra sức "công phá" tổng lực đến sức khoẻ con người, là nguyên nhân hình thành đến những căn bệnh nan y khó chữa.

Sau hàng chục năm nghiên cứu, khảo nghiệm và bản thân áp dụng, bác sỹ Châu đi đến kết luận: Tiết thực là cách hữu hiệu nhất để gột rửa các chất độc ra khỏi cơ thể, cân bằng âm-dương, cải thiện sự tuần hoàn, hô hấp. Sinh lực thay vì phải dồn vào tiêu hoá thức ăn nay được dành để chữa trị, bù đắp các tạng phủ, cơ quan bị suy tổn. Thần kinh hệ được thư giãn, bắo thịt thoải mái nghỉ ngơi, các nội tạng làm việc ít đi, sinh lực con người được cải tạo, nhờ đó mà ảnh hưởng tốt đến trí não và nhận thức. Có thể nói, tiết thực chính là quá trình "đánh thức" khả năng "tự chữa bệnh" tiềm ẩn trong cơ thể mỗi người.

Tiết thực chữa ung thư?

Thời gian qua, một số nguồn tin cho rằng, tiết thực có khả năng chữa bách bệnh, kể cả bệnh ung thư. Đối diện với quan điểm này, bác sỹ Lê Hữu Tuấn (Trưởng khoa xét nghiệm bệnh viện cổ truyền TW) cho biết: "Trong Đông y, mỗi bệnh đòi hỏi một chế độ ẩm thực. Có những loại bệnh buộc phải kiêng một số thức ăn như: thịt, cá, trứng… diều này phụ thuộc vào sự mất cân bằng âm- dương trong cơ thể. Thực tế, tôi chưa biết một công trình nghiên cứu nào tuyên bố tiết thực có khả năng chữa bệnh ung thư."

Theo quan điểm của nhiều người, việc tiết thực có thể chữa khỏi bệnh ung thư có thể ly giải như sau: Do chất độc được tàng trữ quá nhiều nên theo phản ứng sinh tồn, cơ thể phải tự "gom" các chất độc ấy vào một chỗ, tạo thành những khối u vi trùng, đó là những tế bào ung thư. Khi ta không đưa dinh dưỡng từ ngoài vào, cơ thể buộc phải chuyển đổi cơ cấu sinh ly từ hấp thụ sang đào thải, nghĩa là lấy phần dự trữ từ các mô bên trong để nuôi chính cơ thể, các chất tích luỹ theo đó tự phân huỷ. Những người bị ung thư, càng ăn uống nhiều đồ bổ thì khối u càng phát triển. Khi tiết thực, khối u sẽ thiếu dinh dưỡng nên dừng phát triển và teo dần, trongmột số trường hợp là bị teo hết. Tuy nhiên, với một số trường hợp cơ thể vốn đã suy kiệt, việc tiết thực có thể làm cơ thể suy nhược thêm và khi đó tiết thực giảm tác dụng "gây hại" cho người bệnh.

Hay cũng có thể ly giải theo cách của chị Thanh Thuỷ (nguyên chủ nhiệm CLB cảm xạ Hà Nội), một số bệnh nhân chiến thắng được căn bệnh vốn được coi là "tử thần" này là một phần nhờ vào niềm tin và y chí mãnh liệt đã khơi dậy khả nằng "tự chữa bệnh" của con người.

Tiết thực sao cho hiệu quả

Thông thường, những đối tượng tìm đến tiết thực với 2 mong muốn chính là giảm béo và chữa bệnh. Nhưng cũng phải xác định rõ thật sự mình có thừa cân dựa theo tiêu chuẩn của Bộ y tế thế giới (WTO) hay không(đo chỉ số khối cơ thể BMI) và nên làm các xét nghiệm cơ bản để kiểm tra sức khoẻ như: Thử đường trong nước tiểu, trong máu; đo tỷ lệ cholesterol trong máu; siêu âm ổ bụng; đo acid uric trong máu….để từ đó, lựa chọn cho mình chế độ ăn uống phù hợp. Trên thực tế, tiết thực hiện nay có thể giúp người thực hiện giảm cân, rèn luyện nghị lực và cuối cùng là có một chế độ ăn uống tiết chế khoa học hơn. Để tiết thực có hiệu quả, cách tốt nhất là sau khi tiến hành các xét nghiệm nêu trên, bạn nên tiến hành tiết thực dưới sự "đồng hành" của một chuyên gia tư vấn, bác sỹ hay chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn.

Bác sỹ Châu cho biết: Tiết thực thường chỉ dành cho những người trên 18 tuổi và có y thức về việc mình muốn tiết thực. Y chí, sự quyết tâm chống lại mọi "cám dỗ" của thức ăn giàu đạm và chất béo vốn là những món khoái khẩu của bạn trước đây là yếu tố quan trọng giúp bạn tiết thực thành công. Bác sỹ Châu cũng khuyễn cáo những trường hợp chống chỉ định với tiết thực như: Phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị bệnh tim, có tiền sủ chảy máu dạ dầy, đang trong thời gian dùng thuốc chữa đặc trị do bác sỹ chỉ định, cơ thể quá suy nhược, bệnh lâu ngày…đó là những trường hợp tất dễ bị suy kiệt hoặc những tai biến khó lường nếu tiến hành tiết thực. Trong thời gian tiết thực, điều cần lưu y là khi thấy cơ thể khó chịu mệt mỏi thì lập tức ăn lại từ từ và ngưng hẳn tiết thực. Đó là lúc lượng dự trữ đã cạn. Việc kéo dài chế độ tiết thực khi có cảm giác đói trở lại sẽ khiến các mô quan trọng bị tổn thương, và nếu để lâu ngày cơ thể sẽ bị suy kiệt, Cũng đừng vội vã ăn trở lại ngay những thức ăn nhiều mỡ, đạm mà hãy điều chỉnh tăng dần theo nhu cầu của cơ thể.

Các bác sỹ đều cho rằng, để cơ thể khỏe mạnh bạn nên thực hiện chế độ ăn cân bằng về dinh dưỡng nghĩa là năng lượng cung cấp cho cơ thể phải bằng năng lượng mất đi. Nhưng trên thực tế, không nhiều người làm được điều này, thường là hoặc quá dư thừa năng lượng hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết. Có thể nói, tiết thực là một trong những biện pháp khoa học để giải quyết vế thứ nhất của vấn đề nêu trên. Tuy nhiên, mỗi cơ thể lại có một đặc tính riêng, do đó, không thể áp dụng một thực đơn tiết thực cho tất cả mọi người. Điều quan trọng là "lắng nghe" cơ thể mình bằng các giác quan, bằng các xét nghiệm y học, để từ đó chọn cho mình một thực đơn phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp những động tác thể dục nhẹ nhàng cùng hoạt động vui chơi giải trí giúp tinh thần sảng khoái, thư giãn để tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho cơ thể.

Tóm lại, bạn nên thực hiện tiết thực trên tinh thần:
  • Giảm lượng tinh bột trong khẩu phần ăn
  • Tránh ăn nhiều dầu, mỡ
  • Không ăn da của các loại động vật
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
  • Uống nước vừa đủ
  • Không ăn vặt
  • Hạn chế đồ ngọt.

Theo Hoàng Minh - Báo chuyên đề Sức khỏe Gia đình

Nguồn: camxahoc.com.vn
»»  đọc tiếp

Cảm xạ thử thức ăn

Nguồn: Diễn đàn K52, ngày 29/8/2009



Tối qua tiệc lớp 52
Thanh long, bưởi, ổi, hồng, xoài, chôm chôm
Rau câu, mít sấy, trái bôm
Bánh quy, kẹo bắp, táo, thơm… đầy nhà

Đầu tiên ta sẽ kiểm tra
Năng lượng từng bánh, trái là bao nhiêu?
Trái này trông thật đáng yêu
Nhưng dưới 56, chớ liều mà ăn…

Dưới tiêu chuẩn ta bèn hỏi lắc
Tìm nguyên nhân trục trặc nơi đâu
Phooc môn, kích thích, phẩm mầu?
Vệ sinh, bảo quản, thuốc sâu, côn trùng?

Thức nào đạt ta bèn hỏi tiếp
Bánh, trái này có hợp với tôi?
Nếu như con lắc trả lời
“Thứ này không hợp”, bạn ơi chớ dùng!

Còn cách khác, “kiểm tra trương lực”
Giang tay lên, dùng sức giữ yên
Cầm theo bánh, trái một bên
Nếu như phù hợp sức bền sẽ tăng…

Kiểm tra xong, ta cùng thưởng thức
Bánh, trái này thêm sức cho ta
Anh em Cảm xạ một nhà
Chan hòa, thân ái thật là vui tươi…

Hoangphuc7809
29/8/2009
»»  đọc tiếp